Các bệnh tâm thần

Khái niệm tự kỷ và yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh tự kỷ

Bài viết thứ 4 trong 10 bài thuộc chủ đề Bệnh tự kỷ

Tự kỷ là gì?

Tự kỷ là một rối loạn thuộc nhóm các rối loạn về phát triển nghiêm trọng còn được gọi là những rối loạn phổ tự kỷ, xuất hiện sớm trong thời thơ ấu, thường trước 3 tuổi. Mặc dù các triệu chứng và mức độ nặng của bệnh không hằng định, nhưng tất cả các rối loạn phổ tự kỷ đều ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp và tương tác của trẻ với những người xung quanh.

Số trẻ em được chẩn đoán mắc chứng tự kỷ dường như đang tăng lên, mặc dù vẫn chưa rõ là do sự cải thiện trong khả năng phát hiện và báo cáo các trường hợp mắc tự kỷ hay do sự gia tăng thực sự số trường hợp mắc rối loạn này hoặc do kết hợp cả hai nguyên nhân.

Hiện vẫn chưa có cách chữa khỏi hoàn toàn rối loạn tự kỷ, nhưng điều trị sớm và tích cực có thể tạo nên sự thay đổi lớn trong cuộc sống của nhiều trẻ mắc rối loạn này.

Yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh tự kỷ?

Tự kỷ ảnh hưởng đến trẻ em thuộc mọi chủng tộc và quốc gia, nhưng có một số yếu tố nhất định làm tăng nguy cơ mắc bệnh của trẻ, bao gồm:

  • Giới tính: Trẻ nam có nguy cơ phát triển rối loạn tự kỷ cao gấp 4-5 lần so với trẻ nữ.
  • Tiền sử gia đình: Những gia đình có một trẻ mắc tự kỷ sẽ tăng nguy cơ có một đứa con khác cũng mắc rối loạn này. Và cũng khá thường gặp tình huống cha mẹ hoặc người thân của trẻ mắc tự kỷ cũng có những vấn đề nhẹ về kỹ năng xã hội hoặc giao tiếp, hoặc có đôi chút hành vi thuộc tự kỷ.
  • Các rối loạn khác: Trẻ mắc một số tình trạng bệnh lý nhất định có nguy cơ mắc rối loạn tự kỷ cao hơn bình thường. Những tình trạng này gồm hội chứng nhiễm sắc thể X dễ gãy; những rối loạn di truyền ảnh hưởng sự phát triển trí tuệ; bệnh xơ cứng củ với biểu hiện gồm các khối u lành tính phát triển trong não; hội chứng Tourette; động kinh.
  • Tuổi bố mẹ: Dường như cũng có mối liên kết giữa rối loạn tự kỷ và tuổi của bố mẹ khi sinh con, nhưng cần nhiều nghiên cứu hơn để khẳng định mối liên kết này.
Xem thêm bài viết Tự kỷ - Những điều cần biết

Tài liệu tham khảo

  1. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/autism-spectrum-disorder/basics/definition/con-20021148
  2. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/autism-spectrum-disorder/basics/risk-factors/con-20021148
BS. Lê Thanh Nhã Uyên và TS. BS. Nguyễn An Nghĩa

  • BS. Lê Thanh Nhã Uyên
  • Vì Sức Khỏe Cộng Đồng
  • Nơi làm việc: Bộ môn Di truyền Y học, Trường ĐH Y Dược Huế
  • Ngành: Đa khoa
  • Chuyên ngành: Di truyền y học
  • Quá trình đào tạo:
    • Nhi khoa tại Trường Y Đại học Shinshu, Nhật Bản năm 2016 (NCS)
    • Y đa khoa tại Trường Đại Học Y Dược Huế năm 2009 (Bác sĩ đa khoa)

Chia sẻ
Đăng bởi
BS. Lê Thanh Nhã Uyên và TS. BS. Nguyễn An Nghĩa

Những bài viết gần đây

[TPHCM] LỚP TẬP HUẤN SƠ CẤP CỨU CHO NẠN NHÂN TAI NẠN ĐUỐI NƯỚC

Trong 10 năm qua, đuối nước là nguyên nhân gây tử vong của hơn 2,5…

Cách đây 5 ngày

TẬP HUẤN SƠ CẤP CỨU DÀNH CHO NGƯỜI CHĂM SÓC TRẺ

Trong môi trường xã hội, tai nạn và sự cố không mong muốn có thể…

Cách đây 5 ngày

Dấu hiệu nhận biết bệnh tiền tiểu đường (tiền đái tháo đường)

Tiền tiểu đường là một tình trạng sức khỏe nghiêm trọng khi lượng đường trong…

Cách đây 4 tháng

Khi bạn bị vỡ ối non

Thông tin này dành cho bạn nếu bạn nghi ngờ hoặc đã được chẩn đoán…

Cách đây 5 tháng

Đối phó với sinh non và trầm cảm sau sinh

Leila kể lại những trải nghiệm của mình với hai lần mang thai đầy thử…

Cách đây 5 tháng

Thuốc giảm đau khi chuyển dạ và sinh nở

Biên dịch: Tăng Huỳnh Thanh Hà Hiệu đính: BS. Phạm Hồng Vân Giảm đau vùng…

Cách đây 5 tháng