2019-nCoV

Khi doanh nhân và chuyên viên IT viết bài khoa học Covid-19

Bài viết thứ 36 trong 61 bài thuộc chủ đề 2019-nCoV

Hai bài viết đều gây bão trên mạng xã hội.

Môt doanh nhân viết bài khuyến cáo bệnh Covid-19 dễ lây nếu chạy bộ trong khoảng cách 10 mét và một chuyên viên IT cho rằng virus SARS-CoV-2 tấn công hồng huyết cầu (hemoglobin), đẩy sắt ra ngoài, và khiến RBC (Red blood cell – hồng cầu) không thể chở oxygen, dẫn đến khó thở.

Đây là một vấn nạn giả khoa học (pseudoscience), còn tệ hơn “một nửa sự thật” trong đại dịch Covid-19. Đây là những bài nghe sơ qua có vẻ như là khoa học. Nhưng tìm hiểu rất kỹ mới thấy sự nguy hiểm, ngây ngô, và ngụy biện khoa học hại người thế nào.

Hình 1.

Một bài giả khoa học gần đây là “nghiên cứu” cảnh cáo lây Covid-19 khi chạy bộ hay đạp xe do một người doanh nhân Hà Lan là Jurgen Thoelen lấy ý tưởng từ GS. Bert Blocken trong một mô phỏng khí động học. Trong bài này đăng trên trang Medium, tác giả Jurgen cho rằng phải giữ khoảng cách ít nhất 10 – 20 mét để tránh bị lây bệnh Covid-19 và cho rằng chạy bộ hay đạp xe dễ bị nhiễm Covid-19 (1).

GS. Blocken từ Hà Lan là giáo sư chuyên về kỹ thuật và mô hình, không phải là bác sĩ, và chưa bao giờ làm nghiên cứu về y khoa. Doanh nhân Jurgen thấy ý tưởng mô phỏng không khí này hay nên đã phỏng đoán thêm và cho rằng không nên chạy bộ gần nhau trong khoảng cách 10 mét. Bài này lập tức bị phản ứng dữ dội từ bác sĩ và chuyên viên nghiên cứu (2)(3). Đa số đều cho rằng nghiên cứu của Blocken chưa phải là nghiên cứu, chưa đuợc bình duyệt, và không liên quan gì đến Covid-19. BS. William Hanage, chuyên gia dịch tễ học từ Harvard, cho rằng bài viết này nguy hiểm vì chưa được kiểm chứng (4). Điểm quan trọng là giọt bắn khi chạy không quan trọng là số lượng virus có thể truyền (amount of transmission).

Một bài giả khoa học cũng hot không kém là “Covid-19 là hiện tượng bệnh lý Hemosiderosis (tăng sắt), chứ không phải ARDS làm khó thở dẫn đến tử vong” trong đó lý luận cho rằng virus SARS-CoV-2 có thể nó bất hoạt HEM (thành phần chính là sắt, để chuyên chở oxy của hồng cầu) thông qua tấn công tế bào hồng huyết cầu. Tác giả người Việt còn cho rằng mình “Anh đã nghiên cứu nhiều tài liệu và cho rằng có lẽ cơ chế này làm cho virus bất hoạt chức năng chuyên chở oxy của hồng cầu.”

Đọc sơ qua, nghe sơ qua thì có vẻ khoa học. Nhưng bắt đầu xem kỹ thì biết ngay bài này dịch từ một bài gốc tiếng Anh “Covid-19 had us all fooled, but now we might have finally found its secret” của Andrew Gaiziunas (nick là Libertymavenstock) đã đăng trên trang Medium (sau đó bị tháo xuống vì bị chửi quá). Sau đó bài báo phản khoa học này tiếp tục được lan truyền trên mạng (5). Bài báo tiếng Việt nêu trên là bản dịch của bài này.

Bài gốc “Covid-19 had us all fool” do một anh chàng làm về IT, không phải y khoa viết đăng trên trang Medium (lại trang này). Anh chàng này chuyên về tổng hợp tin tức online, và phỏng định mô hình dựa trên… máy tính, và rút ra kết luận rằng virus SARS-CoV-2 tấn công tế bào hồng huyết cầu, đẩy sắt và heme ra khỏi protein. BS. Matthew Amdahl đã viết một bài chỉ ra những các sai cơ bản từ gốc khoa học (6)(7) như không có bằng chứng virus SARS-CoV-2 tấn công RBC. SARS-CoV-2 chủ yếu tấn công tế bào phổi. Thêm nữa, kích cỡ virus này (120nm) lớn hơn hemoglobin (5nm) protein, nên không thể vào bên trong hemoglobin ở RBC và… đẩy sắt và heme ra khỏi kết cấu, khiến cho hemoglobin bất hoạt chức năng chở oxygen. Một nghiên cứu gần đây từ New Orlean công bố mổ tử thi từ các nạn nhân Covid-19 cho thấy lý do tử vong là các tổn thương ở tế bào phổi (diffuse alveolar damage) do ARDS (8) cho thấy lý huyết tăng sắt thiếu oxy trong máu này là vô lý.

Tuy nhiên, cả hai bài này đều có vài điểm tích cực nên ghi nhận. Các chuyên viên IT và doanh nhân, bằng các quan sát và kiến thức của mình, có thể đóng góp vào nghiên cứu y khoa nếu họ làm việc và cùng thảo luận với các chuyên viên và bác sĩ truyền nhiễm. Ý tưởng về đo lường việc truyền nhiễm Covid-19 khi chạy bộ có thể là một ý hay khi virus SARS-CoV-2 ở mọi nơi. Ý tưởng giải thích thiếu oxy trong hội chứng ARDS thì có thể nhìn một hướng khác là tế bào máu RBC có thể bị virus SARS-CoV-2 tấn công hay không và tấn công bằng hình thức nào. Nhưng quan trọng nhất là những bài thế này nên được bình duyệt và phản biện bởi các chuyên viên trước khi công bố.

Khi một bác sĩ đưa tin sai hay phản khoa học, hội đồng Y khoa sẽ lên tiếng và có thể tước bằng hành nghề, vì vậy bác sĩ phải thật cẩn thận khi phát ngôn hay đưa tin trên mạng. Trong khi đó, hàng ngàn “chuyên viên” viết bài dỏm về Covid-19, không ai chịu trách nhiệm cả. Nếu bị than phiền quá lắm, họ chỉ cần xóa bài là xong.

Người bệnh và công chúng vốn đã quá mệt mỏi với đại dịch. Họ cần được thông tin chính thống và trung thực. Họ không cần tin giật gân, họ càng không cần các tin giả khoa học.

Tóm lại, quý vị nên cẩn thận với các bài trên mạng không phải từ bác sĩ trong đại dịch Covid-19. Quý vị nên kiểm tra tác giả là ai trước khi tin hay share bài.

Tài liệu tham khảo

  1. https://medium.com/@jurgenthoelen/belgian-dutch-study-why-in-times-of-covid-19-you-can-not-walk-run-bike-close-to-each-other-a5df19c77d08?fbclid=IwAR2fK7YEBTMobwQH6XdMcsn4QDfcnH-MlE1pwxJUtuTuGqTuGLwpWKsYEIA
  2. https://www.vice.com/en_us/article/v74az9/the-viral-study-about-runners-spreading-coronavirus-is-not-actually-a-study?fbclid=IwAR0PI32Sl89Jv32jgYrXGU1WM1MtN9F9qpYOx4bcElZJ6ovtellSnkYGbUA
  3. https://www.bicycling.com/news/a32097735/coronavirus-viral-simulation/?fbclid=IwAR2GwkVGmqTUR-Pi9ICplZt7aXfPyzhmax5SH8woBGNj755crX2mqrmF3no
  4. https://althouse.blogspot.com/2020/04/in-last-24-hours-computer-simulation-by.html?fbclid=IwAR1PgNyJUPXeQkuzY3RwQgcurca-k-N0T4Wf-93QUBn-3fHAK4EDaursa60
  5. https://bluntforcetruth.com/news/covid-19-had-us-all-fooled-but-now-we-might-have-finally-found-its-secret/?fbclid=IwAR1A8RKfri-jfkDrvazXs7gEgfvNk_1ZkGUOJCWm-NnRZFjRoXToRx7KD98
  6. https://medium.com/@amdahl/covid-19-debunking-the-hemoglobin-story-ce27773d1096
  7. https://www.truthorfiction.com/covid-19-had-us-all-fooled-but-now-we-might-have-finally-found-its-secret-medium-post/?fbclid=IwAR0NiO7A7ocmGlPlHhPjsn4vERzYZu0y_ono5_UfyjSpD9_GFLgxucHLNIY
  8. https://www.medrxiv.org/content/10.1101/2020.04.06.20050575v1.full.pdf?fbclid=IwAR02yG80PQ_eV1pnoRsxAnAnzGh1oGGtKWrJjn4y7vSkR0qB41iIsFrj04E
  9. https://www.facebook.com/huynhtranmd/posts/10157968545616183
TS.BS. Huynh Wynn Tran

  • TS. BS. Huynh Wynn Tran
  • Vì sức khỏe cộng đồng
  • Nơi làm việc:  BV Đại Học University of Southern California, Los Angeles, California, United States
  • Ngành: Đa khoa
  • Chuyên ngành: Nội và cơ xương khớp
  • Quá trình đào tạo:
    • Đang cập nhật

Chia sẻ
Đăng bởi
TS.BS. Huynh Wynn Tran

Những bài viết gần đây

[TPHCM] LỚP TẬP HUẤN SƠ CẤP CỨU CHO NẠN NHÂN TAI NẠN ĐUỐI NƯỚC

Trong 10 năm qua, đuối nước là nguyên nhân gây tử vong của hơn 2,5…

Cách đây 7 ngày

TẬP HUẤN SƠ CẤP CỨU DÀNH CHO NGƯỜI CHĂM SÓC TRẺ

Trong môi trường xã hội, tai nạn và sự cố không mong muốn có thể…

Cách đây 7 ngày

Dấu hiệu nhận biết bệnh tiền tiểu đường (tiền đái tháo đường)

Tiền tiểu đường là một tình trạng sức khỏe nghiêm trọng khi lượng đường trong…

Cách đây 4 tháng

Khi bạn bị vỡ ối non

Thông tin này dành cho bạn nếu bạn nghi ngờ hoặc đã được chẩn đoán…

Cách đây 5 tháng

Đối phó với sinh non và trầm cảm sau sinh

Leila kể lại những trải nghiệm của mình với hai lần mang thai đầy thử…

Cách đây 5 tháng

Thuốc giảm đau khi chuyển dạ và sinh nở

Biên dịch: Tăng Huỳnh Thanh Hà Hiệu đính: BS. Phạm Hồng Vân Giảm đau vùng…

Cách đây 5 tháng