Nội dung chính
- 1 Tên chung quốc tế Levothyroxin
- 2 Dạng thuốc và hàm lượng Levothyroxin
- 3 Chỉ định Levothyroxin
- 4 Chống chỉ định Levothyroxin
- 5 Thận trọng Levothyroxin
- 6 Tương tác thuốc Levothyroxin
- 7 Liều lượng và cách dùng Levothyroxin
- 8 Tác dụng không mong muốn Levothyroxin
- 9 Quá liều và xử trí Levothyroxin
- 10 Độ ổn định và bảo quản Levothyroxin
Tên chung quốc tế Levothyroxin
Levothyroxine.
Dạng thuốc và hàm lượng Levothyroxin
Viên nén 25, 50, 75, 88, 100, 112, 150, 175, 200, 300 microgam. Lọ bột khô để pha tiêm 200, 500 microgam. Dung môi để pha: Dung dịch natri clorid 0,9%.
Hình Levothyroxin
Chỉ định Levothyroxin
Điều trị thay thế hoặc bổ sung các hội chứng suy giáp do bất kỳ nguyên nhân nào, ở mọi lứa tuổi (trừ suy giáp nhất thời trong thời kỳ hồi phục viêm giáp bán cấp); ức chế bài tiết TSH (trong bướu cổ đơn thuần và bệnh Hashimoto).
Chống chỉ định Levothyroxin
Nhiễm độc do tuyến giáp chưa được điều trị; nhồi máu cơ tim cấp; suy thượng thận chưa được điều chỉnh.
Thận trọng Levothyroxin
Bệnh tim mạch; tăng huyết áp; đái tháo đường; đái tháo nhạt; suy tuyến yên hoặc nguy cơ bị suy thượng thận; người cao tuổi; mang thai (Phụ lục 2), cho con bú (Phụ lục 3); trẻ nhỏ.
Tương tác thuốc Levothyroxin
(Phụ lục 1).
Liều lượng và cách dùng Levothyroxin
Liều và cách dùng (uống, tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch) phụ thuộc từng trường hợp cụ thể. Liều tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp ở người lớn bằng 1/2 liều uống; ở trẻ nhỏ bằng 1/3 đến 1/4 liều uống.
Suy giáp nhẹ ở người lớn: Liều khởi đầu, uống 50 microgam/ngày, 1 lần/ngày. Tăng thêm liều hàng ngày từ 25 – 50 microgam trong 2 – 4 tuần cho đến khi có đáp ứng. Người có bệnh tim: Khởi đầu với 25 microgam/ngày hoặc 50 microgam cách 2 ngày 1 lần; sau đó cứ 4 tuần lại tăng thêm 25 microgam cho tới khi đạt kết quả điều trị. Người không có bệnh tim: Có thể nhanh chóng đạt tới liều duy trì 100 – 200 microgam. Uống thuốc trước bữa ăn sáng.
Suy giáp ở người cao tuổi: Liều khởi đầu 12,5 – 25 microgam/ngày; tăng dần trong khoảng 3 – 4 tuần cho đến khi có đáp ứng.
Suy giáp bẩm sinh: Uống. Trẻ tới 1 tháng: 5 – 10 microgam/kg/ngày; trẻ trên 1 tháng: 5 microgam/kg/ngày, sau đó cứ 2 – 4 tuần lại tăng 25 microgam cho đến khi bắt đầu có triệu chứng ngộ độc nhẹ xuất hiện thì giảm nhẹ liều.
Tác dụng không mong muốn Levothyroxin
ADR thường xảy ra khi dùng liều cao. Đau thắt ngực; loạn nhịp tim; trống ngực; chuột rút; ỉa chảy; nôn; run đầu chi; bị kích thích; nhức đầu; cơn bốc hoả; nhiều mồ hôi; sút cân; người nóng; rụng tóc.
Xử trí ADR: Giảm liều hoặc ngừng tạm thời
Quá liều và xử trí Levothyroxin
Điều trị triệu chứng và điều trị hỗ trợ. Rửa dạ dày hoặc gây nôn nếu không bị hôn mê, co giật; than hoạt; thở oxygen; duy trì thông khí; thuốc chẹn beta giao cảm; trợ tim; glucocorticoid; hạ thân nhiệt; phòng hạ đường huyết và mất nước.
Độ ổn định và bảo quản Levothyroxin
Tránh ánh sáng, nóng, ẩm và phải bảo quản ở nhiệt độ 8 – 15 o C. Phải dùng ngay thuốc đã pha để tiêm và không được trộn vào bất kỳ dịch tiêm tĩnh mạch nào khác; phải huỷ phần thừa chứ không lưu giữ.
http://nidqc.org.vn/duocthu/591/