Nội dung chính
- 1 Tên chung quốc tế Magnesi hydroxyd
- 2 Dạng thuốc và hàm lượng Magnesi hydroxyd
- 3 Chỉ định Magnesi hydroxyd
- 4 Chống chỉ định Magnesi hydroxyd
- 5 Thận trọng Magnesi hydroxyd
- 6 Tương tác thuốc Magnesi hydroxyd
- 7 Liều lượng và cách dùng Magnesi hydroxyd
- 8 Tác dụng không mong muốn Magnesi hydroxyd
- 9 Quá liều và xử trí Magnesi hydroxyd
- 10 Độ ổn định và bảo quản Magnesi hydroxyd
Tên chung quốc tế Magnesi hydroxyd
Magnesium hydroxide
Dạng thuốc và hàm lượng Magnesi hydroxyd
Hình:
Viên nén 300 mg. Hỗn dịch 400 mg/5 ml, 800 mg/5 ml, 1,2 g/5 ml.
Chỉ định Magnesi hydroxyd
Tăng tiết acid (đau, đầy bụng, khó tiêu, ợ nóng, ợ chua) ở người có loét và không có loét dạ dày – tá tràng; trào ngược dạ dày – thực quản.
Chống chỉ định Magnesi hydroxyd
Mẫn cảm với thuốc; suy thận nặng; trẻ nhỏ (đặc biệt trẻ bị mất nước hoặc suy thận).
Thận trọng Magnesi hydroxyd
Suy thận (Phụ lục 4); suy gan (Phụ lục 5);
Tương tác thuốc Magnesi hydroxyd
(Phụ lục 1). Dùng phối hợp với nhôm hydroxyd để giảm tác dụng phụ.
Liều lượng và cách dùng Magnesi hydroxyd
Rối loạn tiêu hoá do tăng acid và trào ngược dạ dày – thực quản: Người lớn, mỗi lần 300 – 600 mg, tối đa tới 1 g, ngày 3 – 4 lần, uống 1 – 3 giờ sau khi ăn và lúc đi ngủ. Nhai kỹ viên thuốc trước khi nuốt.
Các chế phẩm phối hợp với nhôm hydroxyd: Xem nhôm hydroxyd.
Tác dụng không mong muốn Magnesi hydroxyd
Thường gặp: miệng đắng chát; ỉa chảy. ít gặp: buồn nôn; nôn; cứng bụng. Khi bị suy thận: tăng magnesi máu gây mất các phản xạ gân sâu; suy hô hấp và một số triệu chứng khác (nôn; đỏ bừng da; khát; hạ huyết áp; buồn ngủ; nhầm lẫn; yếu cơ; nhịp tim chậm; hôn mê và ngừng tim).
Quá liều và xử trí Magnesi hydroxyd
Ỉa chảy do tác dụng của magnesi ở ruột.
Độ ổn định và bảo quản Magnesi hydroxyd
Bảo quản trong lọ kín, ở nhiệt độ 20 – 35 o C.
http://nidqc.org.vn/duocthu/538/