Thứ Sáu , 12 Tháng Tư 2024

Muối sắt (dạng uống)

 

Tên chung quốc tế Muối sắt (dạng uống)

Ferrous salts, ferrous sulfate, ferrous fumarate, ferrous gluconate, ferrous succinate.

Dạng thuốc và hàm lượng Muối sắt (dạng uống)

Viên nén 80 mg, 100 mg, 200 mg, 300 mg. Ngoài ra còn có dạng siro hoặc dung dịch đóng ống uống.

muoi-sat-(dang-uong)

Hình

Chỉ định Muối sắt (dạng uống)

Phòng và điều trị thiếu máu do thiếu sắt. Không có sự khác biệt về khả năng hấp thu sắt khi sắt được bào chế dưới dạng các loại muối khác nhau.

Chống chỉ định Muối sắt (dạng uống)

Mẫn cảm với muối sắt, bệnh nhiễm sắc tố sắt, bệnh nhiễm hemosiderin, các thể thiếu máu không do thiếu sắt, bệnh nhân được truyền máu nhiều lần, đang điều trị muối sắt dạng tiêm.

Thận trọng Muối sắt (dạng uống)

Loét dạ dày, viêm ruột non, viêm loét đại tràng, hẹp đường tiêu hoá, túi cùng đường tiêu hóa. Trẻ em dưới 12 tuổi nên dùng dạng siro hoặc dung dịch uống. Không được điều trị lâu quá 6 tháng.

Liều lượng và cách dùng Muối sắt (dạng uống)

Cách dùng: Nên uống trước hoặc sau khi ăn khoảng 1 – 2 giờ. Không nên nhai viên thuốc và uống với ít nhất nửa cốc nước (100 ml).

Liều lượng: Tính theo sắt nguyên tố chứa trong viên thuốc:

Điều trị thiếu máu thiếu sắt:

Người lớn: 100 đến 200 mg/ngày (tính theo sắt nguyên tố), chia làm hai lần cho đến khi hết thiếu máu thiếu sắt (có thể điều trị kéo dài tối đa tới 6 tháng).

Trẻ em: 6 đến 10 mg/kg/ngày, chia làm hai lần.

Điều trị dự phòng:

Phụ nữ có thai: 50 mg/ngày (kể từ tuần thứ 24 thai kỳ). Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ: 6 đến 10 mg/ngày (nuôi theo chế độ sữa – bột hoàn toàn).

Người cao tuổi: 10 đến 20 mg/ngày (chế độ ăn mất cân đối).

Tác dụng không mong muốn Muối sắt (dạng uống)

Kích ứng đường tiêu hóa: Đau bụng vùng thượng vị, buồn nôn và nôn, táo bón với phân đen, ỉa chảy. Trong một số trường hợp sử dụng kéo dài có thể gây ứ sắt (bệnh nhiễm hemosiderin).

Cách xử trí Muối sắt (dạng uống)

Giảm liều, hoặc đổi sang dạng muối sắt khác.

Quá liều và xử trí Muối sắt (dạng uống)

Triệu chứng : Buồn nôn, nôn, đau bụng, ỉa chảy có thể có máu, chảy máu trực tràng, sốc do hoại tử dạ dày – ruột.

Xử trí : Rửa dạ dày bằng dung dịch kiềm (natri bicarbonat 1%) và/hoặc dung dịch có chứa deferoxamin (5 – 10 g hoà tan trong 50 – 100 ml nước). Định lượng sắt huyết thanh cấp. Nếu lượng sắt dùng trên 60 mg/kg cân nặng hoặc có triệu chứng của sốc: Nên chỉ định deferoxamin truyền tĩnh mạch với liều 15 mg/kg/giờ. Điều trị các triệu chứng nếu có.

Độ ổn định và bảo quản Muối sắt (dạng uống)

Bảo quản nơi khô ráo, ở nhiệt độ phòng, ngoài tầm với trẻ em.

http://nidqc.org.vn/duocthu/417/