Thứ Bảy , 30 Tháng Chín 2023
Trang chủ Chuyên ngành Nhi khoa Nhiễm giun sán và các xét nghiệm thường sử dụng

Nhiễm giun sán và các xét nghiệm thường sử dụng

Bài viết thứ 229 trong 338 bài thuộc chủ đề Các bài viết của Bác sĩ Trương Hữu Khanh
 

Nhiễm giun sán ở trẻ em

  • Nhiễm giun sán ở trẻ em là vấn đề hay gặp.
  • Giun sán xâm nhập vào cơ thể qua đường miệng hay xuyên qua da (giun móc)
  • Triệu chứng nghi ngờ nhiễm giun
    • Biếng ăn, đau bụng, buồn nôn, không lớn, ngứa hậu môn
    • Ai cũng biết: ói, đi cầu ra giun, thấy giun kim ở hậu môn
    • Cũng có thể thấy: ho kéo dài, nỗi mề đay hoài, hay có vết bầm ở da
  • Sợ nhất là mấy con giun sán có nguồn gốc súc vật vì nó xâm nhập vào cơ thể không tới ruột mà chạy lung tung: từ chó, từ mèo, từ mấy cái món hải sản không sạch, từ ốc sên
  • Phòng ngừa: ăn sạch uống sạch, rau phải sạch, rửa tay, cắt móng tay. Nhà nuôi súc vật thì lo xổ giun định kỳ cho súc vật
  • Khi thấy giun là xổ, định kỳ mỗi 6 tháng xổ 1 lần
    • Mebendazol 500mg 1viên uống, trước kia thì 2 tuổi mới uống, giờ tổ chức y tế thế giới khuyên sau 1 tuổi
    • Ngoài ra có nhiều loại thuốc khác tùy tuổi và mức độ và loại giun

Xét nghiệm giun sán

  • Bây giờ nhiều xét nghiệm giun sán lung tung. Bác sĩ cho xét nghiệm nhưng không có thì giờ giải thích làm phụ huynh lo lắng thêm
  • Có khi tình cờ xét nghiệm máu thấy bạch cầu ái toan tăng thì có thề giun sán thì cứ xổ giun cho xong
  • Mề đay, bầm da hoài, ho kéo dài cứ xổ giun cho xong
  • Xét nghiệm các loại sán chó sán mèo khi cần lắm mới làm và già trị có giới hạn. Kết quả thì có khi là giới hạn bình thường nhưng lại tưởng cao đâm lo thêm
  • Nói chung là bình tĩnh đừng lo lắng uống thuốc lung tung nên tham khảo ý kiến vài bác sĩ

Tài liệu tham khảo

https://www.facebook.com/Hoibsnhidong/posts/1778877215675110

https://www.facebook.com/Hoibsnhidong/posts/1711203532442479