Nội dung chính
Nhìn chung những thức uống sau nên tránh ở trẻ em dưới 1 tuổi trừ những trường hợp có chỉ định y khoa đặc biệt.
Sữa bò toàn phần
(sữa công thức khác sữa bò toàn phần- tham khảo thêm link (1))
Viện Hàn Lâm Nhi Khoa Hoa Kì (AAP) trong 1 khuyến cáo về dinh dưỡng chỉ ra rằng nên tránh cho trẻ dưới 1 tuổi uống sữa bò toàn phần vì sẽ làm gia tăng gánh nặng cho thận và tăng nguy cơ thiếu máu thiếu sắt.
Hội Tiêu Hóa Gan Mật Dinh Dưỡng Châu âu khuyến cáo không nên sử dụng sữa bò toàn phần như là thức ăn chính cho trẻ dưới 12 tháng, tuy nhiên 1 thể tích nhỏ sữa bò bổ sung vào thức ăn dặm thì có thể chấp nhận được(tham khảo ở mục (2)).
Nước thực vật
Những loại nước được chế tạo dựa trên các loại hạt và thực vật (không tính sữa công thức làm từ đậu nành) chẳng hạn như hạt gạo, hạt hạnh nhân, dừa… nên tránh bởi vì chúng không thể nào cung cấp đủ dinh dưỡng cho nhu cầu của trẻ (tham khảo mục (3)).
Tuy nhiên đối với những đứa trẻ phải tránh sữa bò, sữa công thức đậu nành, cũng không hấp thụ được các sữa công thức đạm thủy phân thì các loại nước hạt này có thể là lựa chọn thay thế duy nhất. Đối với những trẻ này cần được tư vấn bởi chuyên gia dinh dưỡng để có 1 chế độ ăn cân đối nhất.
Nước ép Trái cây
Nước ép trái cây (bao gồm 100 % nước trái cây) nhìn chung không nên cho trẻ dưới 12 tháng uống. Đối với những trẻ từ 6-12 tháng nên cho ăn trái cây nguyên trái hoặc tán nhỏ hơn là uống nước ép trái cây trừ khi có những chỉ định y khoa đặc biệt. Khuyến cáo này được đồng thuận bởi Viện Hàn Lâm Nhi Khoa Hoa Kì năm 2017 (xem thêm ở mục (4)).
Nếu cha mẹ vẫn lựa chọn nước ép trái cây cho con mà không phải do tình trạng bệnh lý y khoa chỉ định thì chỉ nên cho trẻ uống dưới 120ml/ ngày mà thôi.
Nước ép trái cây không đem lại lợi ích dinh dưỡng cho trẻ dưới 12 tháng, trái lại có thể gây ra những tác dụng phụ như: thiếu dinh dưỡng, dư thừa dinh dưỡng, tiêu chảy, sình bụng khó tiêu và sâu răng (xem thêm tài liệu tham khảo ở mục (5)) mặc dù nước ép trái cây cũng cung cấp được nguồn canxi sinh học nhưng chúng thiếu hụt các chất dinh dưỡng khác có trong sữa người hoặc sữa công thức như protein và magne ….
Khi nào cần bổ sung nước ép trái cây: khi có những chỉ định về mặt y khoa như trẻ bị táo bón, cần tăng hấp thu sắt ở trẻ thiếu máu thiếu sắt thì nên bổ sung thêm nước ép trái cây cho trẻ, tuy nhiên bổ sung nước ép trái cây tự nhiên cứ không phải là nước trái cây công nghiệp (loại nước có chất tạo ngọt và hương liệu)
Nước uống có đường
Việc tiêu thụ nước uống có đường chẳng hạn như trà soda, café, nước trái cây công nghiệp nên tránh trong suốt thời kì nhũ nhi (xem thêm mục tham khảo số (6))vì làm gia tăng tỉ lệ béo phì (xem mục số 7) và tỉ lệ sâu răng (mục số 8).
Tài liệu tham khảo
- Sữa Công thức khác với sữa bò https://www.healthychildren.org/…/Why-Formula-Instead-of-Co…
- https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/18162844
- https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/….
- https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/28562300
- https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/3380601
- https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/12728101
- https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/25183752
- https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/….
- https://www.facebook.com/diendannhikhoa/posts/728840777313445