Nội dung chính
- 1 Tên chung quốc tế Ranitidin
- 2 Dạng thuốc và hàm lượng Ranitidin
- 3 Chỉ định Ranitidin
- 4 Chống chỉ định Ranitidin
- 5 Thận trọng Ranitidin
- 6 Tương tác thuốc Ranitidin
- 7 Liều dùng và cách dùng Ranitidin
- 8 Tác dụng không mong muốn Ranitidin
- 9 Quá liều và xử trí Ranitidin
- 10 Độ ổn định và bảo quản Ranitidin
Tên chung quốc tế Ranitidin
Ranitidine
Dạng thuốc và hàm lượng Ranitidin
Viên nén: 75 mg, 150 mg, 300 mg. Nang, viên sủi: 150 mg, 300 mg. Gói bột: 150 mg. Dung dịch uống: 75 mg/5 ml. Thuốc tiêm: 50 mg/2 ml.
Hình Ranitidin
Chỉ định Ranitidin
Loét dạ dày, tá tràng lành tính; trào ngược dạ dày – thực quản; hội chứng Zollinger-Ellison; loét miệng nối sau phẫu thuật; các trường hợp khác cần thiết phải giảm acid dịch vị.
Chống chỉ định Ranitidin
Quá mẫn với thuốc.
Thận trọng Ranitidin
Phải chẩn đoán loại trừ khả năng ung thư trước khi dùng thuốc; suy thận (Phụ lục 4); suy gan nặng (Phụ lục 5); rối loạn chuyển hóa porphyrin cấp; bệnh tim; mang thai (Phụ lục 2); cho con bú (Phụ lục 3);
Tương tác thuốc Ranitidin
(Phụ lục 1).
Liều dùng và cách dùng Ranitidin
Loét dạ dày, tá tràng lành tính:
Người lớn: Uống mỗi lần 150 mg, ngày 2 lần vào sáng và tối, hoặc một lần 300 mg vào buổi tối, trong 4 – 8 tuần; viêm dạ dày mạn tính uống tối đa 6 tuần; loét do dùng NSAID uống trong 8 tuần.
Loét tá tràng có thể uống mỗi lần 300 mg, ngày 2 lần trong 4 tuần để chóng lành vết loét.
Điều trị duy trì: 150 mg uống khi đi ngủ.
Trẻ em: Uống mỗi lần 2 – 4 mg/kg, ngày 2 lần, tối đa 300 mg/ngày.
Dự phòng loét tá tràng do NSAID: Mỗi lần 150 mg, ngày 2 lần. Trào ngược dạ dày – thực quản: Mỗi lần 150 mg, ngày 2 lần hoặc 300 mg lúc đi ngủ, trong 8 – 12 tuần (bệnh vừa và nặng: mỗi lần 150 mg, ngày 4 lần, trong 12 tuần). Điều trị duy trì viêm thực quản đã lành: mỗi lần 150 mg, ngày 2 lần.
Hội chứng Zollinger-Ellison: Mỗi lần 150 mg, ngày 3 lần; có thể uống tới 6 g/ngày, chia làm nhiều lần.
Để giảm tiết dịch vị, tránh hít dịch vị vào khí quản trong sản khoa: Uống 150 mg khi chuyển dạ, sau đó cứ 6 giờ uống một lần đến khi đẻ; Trong phẫu thuật: Tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch chậm, người lớn 50 mg trước khi gây mê 45 – 60 phút (dung dịch tiêm tĩnh mạch pha loãng tới 20 ml và tiêm ít nhất trong 2 phút), hoặc uống 150 mg trước khi gây mê 2 giờ và nếu có thể vào chiều hôm trước cũng uống một liều như vậy.
Dự phòng loét do stress, người lớn, lúc đầu tiêm tĩnh mạch chậm, mỗi lần 50 mg, pha loãng thành 20 ml, tiêm chậm trong ít nhất 2 phút, sau đó truyền tĩnh mạch liên tục 125 – 250 microgam/kg/giờ (có thể cho uống tiếp theo 150 mg/lần, ngày 2 lần khi bắt đầu cho ăn qua miệng).
Tác dụng không mong muốn Ranitidin
Thường gặp: đau đầu; ban đỏ da; chóng mặt; mệt; ỉa chảy. ít gặp: giảm bạch cầu; giảm tiểu cầu; tăng enzym gan. Hiếm gặp: các phản ứng quá mẫn (kể cả sốc phản vệ); tình trạng kích động; giảm hồng cầu; mất bạch cầu hạt; nhịp tim chậm hoặc nhanh; nghẽn nhĩ thất; viêm tụy; viêm gan; rối loạn thị giác; chứng vú to ở đàn ông; rụng lông tóc.
Quá liều và xử trí Ranitidin
Hầu như không có vấn đề gì đặc biệt khi dùng quá liều. Dùng viên sủi cần chú ý đến nồng độ natri. Không có thuốc giải độc đặc hiệu. Điều trị hỗ trợ và triệu chứng (co giật: diazepam tiêm tĩnh mạch; chậm nhịp tim: tiêm atropin; loạn nhịp thất: tiêm lidocain). Thẩm tách máu nếu cần thiết.
Độ ổn định và bảo quản Ranitidin
Bảo quản dung dịch uống dưới 25 o C, viên sủi bọt dưới 35 o C.
http://nidqc.org.vn/duocthu/541/