Nội dung chính
- Sự chủ quan: nhận thức rằng những rủi ro của bệnh có thể phòng ngừa bằng vắc xin là thấp.
- Sự tiện lợi: liên quan tới sự sẵn có, khả năng chi trả và tiếp cận vắc xin.
- Sự tin tưởng: liên quan tới lòng tin vào sự an toàn và hiệu quả của vắc xin , hệ thống chăm sóc sức khoẻ, các nhà hoạch định chính sách.
Tại sao cha mẹ từ chối hoặc chậm trễ việc tiêm vắc xin?
Lý do phản đối chung
- Tin tưởng rằng vắc xin không hoạt động.
- Tin rằng con cái không có nguy cơ mắc bệnh có thể ngăn ngừa do vắc xin, hoặc các bệnh đó không nguy hiểm. Thật ra, những niềm tin này là kết quả của sự thành công từ các chương trình tiêm chủng trẻ em. Khi nhiều bệnh được phòng tránh thành công bằng chủng ngừa, tần suất bệnh hiếm đi và các bậc cha mẹ thường quên đi những ảnh hưởng tàn phá của chúng. Họ có thể không nhận thức được những nguy cơ đối với con cái và cộng đồng khi từ chối vắc xin. Đối với những phụ huynh này, nguy cơ gặp tác dụng phụ có ý nghĩa quan trọng hơn những lợi ích tiềm năng.
- Tin tưởng rằng bị nhiễm bệnh tự nhiên tốt hơn là chủng ngừa.
- Niềm tin rằng cha mẹ biết điều gì là tốt nhất cho con mình và nên có quyền đưa ra quyết định cho con mình.
- Thiếu lòng tin vào các cơ quan y tế của chính phủ, các tổ chức y khoa, cán bộ y tế cộng đồng và các công ty dược phẩm.
- Các phản đối về mặt đạo đức, tín ngưỡng hoặc tôn giáo (ví dụ, chủng ngừa là vi phạm ý của Chúa).
Lý do phản đối cụ thể
- Vắc xin MMR: Mối quan tâm chính về vắc xin phòng bệnh sởi – quai bị – rubella (MMR) liên quan tới lo ngại rằng MMR gây ra chứng tự kỷ. Mối quan tâm này có thể được bắt nguồn từ một nghiên cứu năm 1998 ở 12 trẻ với cáo buộc rằng MMR làm hư màng ruột, cho phép các tác nhân gây bệnh xâm nhập vào mạch máu và não, dẫn đến bệnh tự kỷ. Bài báo này đã bị rút xuống (retracted) năm 2010 và bị coi là có nhiều gian lận năm 2011. Mặc dù đã có nhiều bằng chứng thuyết phục bác bỏ lo ngại này, chúng vẫn được nhấn mạnh trên một số phương tiện truyền thông và trên internet. Sự thiếu vắng bằng chứng về quan hệ nhân quả giữa vắc xin MMR và chứng tự kỷ sẽ được thảo luận riêng.
- Vắc xin não mô cầu: Các mối quan tâm chính về vắc xin liên hợp có thể liên quan với hội chứng Guillain-Barré. Mặc dù hội chứng Guillain-Barré đã có thời được cho là có liên quan đến tiêm chủng, mối liên hệ nhân quả đã không được chứng minh.
Những hệ quả có thể từ việc từ chối tiêm chủng
Đối với cá nhân
-
Rủi ro từ việc từ chối vắc xin
Trẻ không được tiêm chủng có nguy cơ mắc bệnh phòng ngừa được bằng vắc xin cao hơn những cháu có tiêm chủng. Trong các nghiên cứu quan sát và mô hình toán học, nguy cơ này tăng gần gấp 9 lần ở bệnh varicella, cao nhất là 35 lần ở bệnh sởi, và dao động từ 6 đến 28 lần ở bệnh ho gà. Một nghiên cứu hệ thống đã đánh giá mối liên quan giữa việc từ chối vắc xin và bệnh sởi hay ho gà ở Hoa Kỳ trong giai đoạn 2000 và 2015. Trong số 1416 trường hợp mắc sởi, 57% đã không tiêm chủng sởi, 14% đã từng tiêm chủng sởi, và phần còn lại không rõ có tiêm hay chưa. Trong số 574 trường hợp chưa được chủng ngừa (mặc dù đủ tuổi chủng ngừa sởi), 71% đã không tiêm vì lý do tôn giáo hoặc triết học. Con số này ở những ca bệnh ho gà dao động từ 59-93% trong 8 lần phát dịch.
-
Rủi ro về sự chậm trễ của vắc xin