Thứ Sáu , 15 Tháng Ba 2024
Trang chủ Chuyên ngành Nhi khoa Sự thiếu hụt Kẽm (ZD)

Sự thiếu hụt Kẽm (ZD)

Bài viết thứ 6 trong 184 bài thuộc chủ đề Các bài viết của Bác sĩ Trần Công
 

Sự thiếu hụt kẽm (ZD) là 1 vấn đề quan trọng đối với trẻ em và thiếu niên, đặc biệt ở các nước đang phát triển, tỉ lệ ZD nhẹ thực sự không được biết đến vì không có dấu hiệu hiệu lâm sàng và không có phương pháp chẩn đoán thích hợp.

Nguyên nhân thiếu kẽm

Chế độ ăn

Do thức ăn ít kẽm hoặc do trong thức ăn có thành phần phytate và xơ cản trở hấp thu Zn (iran, Ai cập).

Bú mẹ hoàn toàn: thiếu kẽm có triệu chứng thường thì hiếm xảy ra, nếu có thì ở trẻ sanh non, do các bà mẹ này có hàm lượng kẽm trong sữa rất thấp. Biểu hiện lâm sàng chính cũng là chứng viêm da

Các nguyên nhân khác

  • Bệnh Crohn
  • Bệnh xơ nang
  • Bệnh hồng cầu hình liềm (sick cell disease)
  • Bệnh lí gan: nặng và mạn tính.
  • Nuôi ăn tĩnh mạch thiếu kẽm: hội chứng thận hư, đái tháo nhạt…
  • Vận động viên

Đặc điểm lâm sàng của thiếu kẽm

Thiếu hụt kẽm nhẹ liên quan tới tình trạng giảm khả năng miễn dịch, giảm mùi vị, giảm thị lực ban đêm, giảm sản xuất tinh trùng. Thiếu kẽm nặng đặc trưng bởi suy giảm miễn dịch nặng, nhiễm trùng tái đi tái lại, viêm da bóng nước, tiêu chảy và rụng tóc.

Chẩn đoán

  • Định lượng nồng độ kẽm trong huyết tương, trong tế bào, lympho, neutron, tóc…
  • Thường dùng và dễ thực hiện: định lượng Zn huyết tương, gọi là thấp khi <60mcg/dL, lưu ý trong trường hợp giảm albumin máu.
  • Thiếu kẽm nhẹ xét nghiệm kẽm huyết tương có thể vẫn bình thường. Định lượng kẽm trong tế bào Neu hoặc Lym nhạy hơn. (<50mcg/1010 tế bào) or granulocytes (<42 mcg/1010 tế bào)
  • Giảm phosphatase kiềm

Điều trị

  • Bổ sung Kẽm đường uống hằng ngày 2mg/kg/ngày
  • Liều này cũng áp dụng cho những bệnh nhân có nguy cơ thiếu kẽm, như bệnh Crohn, xơ nang, bệnh gan, hoặc bệnh hồng cầu hình liềm.
  • Đối với bệnh viêm da đầu chi – ruột: bổ sung kẽm 3 mg/kg/ngày.

Tài liệu tham khảo

https://www.facebook.com/diendannhikhoa/posts/683840175146839