Thứ Năm , 25 Tháng Tư 2024
Trang chủ Sống khỏe Sức khỏe và đời sống Sức khỏe tâm thần Sức khỏe nghĩa là khỏe cả trí óc và cơ thể

Sức khỏe nghĩa là khỏe cả trí óc và cơ thể

Bài viết thứ 10 trong 11 bài thuộc chủ đề Sức khỏe tâm thần
 

Cẩm nang sức khoẻ

Lợi ích của việc tự quan tâm tới chính mình

  • Chịu trách nhiệm về cuộc sống và cảm thấy vui vẻ với sự lựa chọn của mình.
  • Có năng lượng và cảm thấy khỏe hơn.
  • Kinh nghiệm cải thiện sức khỏe thể chất.
  • Có được một cái nhìn tích cực và tìm thấy nhiều thú vị hơn trong cuộc sống.
  • Là một hình mẫu cho gia đình và bạn bè của bạn.

​​

Hãy nhớ rằng bất kỳ thay đổi trong lối sống chỉ là một “việc đang tiến triển” và những thay đổi lâu dài sẽ mất nhiều thời gian.

Đặt những mục tiêu nhỏ mà bạn có thể dễ làm được trong cuộc sống hàng ngày. Để cho cơ thể khỏe mạnh, có nghĩa là ta phải hiểu và lựa chọn cho mình một cuộc sống năng động, ăn uống lành mạnh và nâng cao đời sống về mặt tinh thần. Đây là sự đầu tư quan trọng nhất trong cuộc đời. Hãy phấn đấu để có sức khỏe tốt cho mọi mặt trong cuộc sống bằng cách có được những sự lựa chọn lành mạnh, chín chắn.

Đừng để căng thẳng làm bạn suy sụp

Tất cả chúng ta đều có lúc cảm thấy căng thẳng. Cách đối mặt với căng thẳng sẽ quyết định ảnh hưởng của nó đối với chúng ta như thế nào. Khi có thể, hãy thực hiện các bước để ngăn chặn căng thẳng và khi không có thể, hãy cố gắng kiềm chế nó.

Tự chăm sóc bản thân

Việc quyết định những lựa chọn chín chắn cho sức khỏe và phúc lợi của bản thân của mình rất quan trọng. Không có gì quan trọng bằng việc tự chăm sóc bản thân. Mỗi ngày, nên dành thời gian cho bản thân – hãy năng động, làm những việc yêu thích và dành thời gian cho gia đình, bạn bè.

  • Phấn đấu để có được cân bằng giữa đời sống và công việc.
  • Dành thời gian cho những mối quan hệ quan trọng trong cuộc sống.
  • Hãy nhờ sự giúp đỡ từ mọi người bất cứ khi nào bạn cần.
  • Tìm cách để giải tỏa căng thẳng như tập thể dục và các biện pháp thư giãn.
  • Hãy cởi mở để thử những hoạt động mới, ví dụ như có sở thích hay hoạt động mới.
  • Hãy nói với bác sĩ gia đình của bạn, người có thể cung cấp thông tin và lời khuyên khi bạn cần.

Những vấn đề về gia đình

  • Cha mẹ là những hình mẫu quan trọng nhất đối với con cái. Nếu là cha mẹ, bạn nên làm gương bằng cách năng động, ăn uống lành mạnh và có cuộc sống cân bằng.
  • Cố gắng đưa ra những sự lựa chọn lành mạnh và có sự tham gia của con cái. Hãy hỏi con cái xem làm thế nào để cả gia đình đều có thể giúp cho bạn có những thay đổi lành mạnh trong cuộc sống của bạn.
  • Chơi đùa với mọi lứa tuổi cũng là một phần của lối sống khỏe mạnh. Dành thời gian để chơi đùa vui vẻ và giao tiếp với nhau.
  • Có thái độ sống tích cực. Hãy cho các con bạn thấy thật tuyệt vời khi có cách sống lành mạnh.

Những cách để tạo thành nhân tố gia đình

Những bữa ăn cân đối, lành mạnh

  • Cố gắng tự nấu ăn ở nhà. Điều này có thể giúp khích lệ thói quen ăn uống lành mạnh, đồng thời tạo ra nhiều thời gian hơn cho gia đình.
  • Hãy để cho con của bạn tham gia vào việc nấu ăn. Bọn trẻ rất thích được tham gia vào nấu ăn.
  • Luôn có sẵn những món quà vặt lành mạnh nhằm giúp trẻ có những chọn lựa tốt. Nên ăn nhiều hoa quả tươi, rau và lúa mỳ nguyên cám, giảm ăn bánh kẹo và khoai tây chiên.
  • Dạy cho bọn trẻ ăn khi thấy đói chứ đừng ăn khi bị lo lắng, buồn hay tức giận. Tôn trọng trẻ khi chúng tỏ ra đã no, không muốn ăn nữa.
  • Bữa ăn sáng là một khởi đầu cho ngày mới. Bữa sáng cung cấp năng lượng cho lối sống năng động, giúp cho bạn và con cái bạn suy nghĩ nhanh hơn, rõ ràng hơn.
  • Hãy thực hiện việc “để dĩa xuống” trong khi ăn. Để dĩa xuống khi đang nhai thức ăn và cùng nhau chia sẻ những chuyện vui buồn trong ngày.

Thời gian nghỉ ngơi cùng gia đình

  • Giới hạn thời gian ngồi trước màn hình (tivi, máy tính và trò chơi điện tử). Đề xuất những hoạt động khác như đọc sách, chơi cờ và chơi ngoài trời.
  • Tham gia các hoạt động ngoài trời. Đi công viên, đạp xe, bơi hay đi bộ quanh nơi mình sinh sống.
  • Khuyến khích tham gia vào những môn thể thao đồng đội, coi đó là một cách để phát triển sự hợp tác, kĩ năng và sự tự tin.

Trở thành chuyên gia của bản thân

Tiếp cận ăn uống nghiêm chỉnh

  • Cân bằng: Cân bằng những gì bạn ăn để đảm bảo cung cấp đủ dưỡng chất cũng như ý thích của mình.
  • Đa dạng: Hãy ăn tất cả các loại thức ăn nhưng vẫn luôn lưu ý tới những nhóm thực phẩm chính yếu (như là nhóm trái cây và rau quả, nhóm thực phẩm giàu protein sữa ít béo và ngũ cốc nguyên cám).
  • Sự điều độ: Làm sao để có cảm giác thoải mái thay vì cảm thấy quá no sau khi ăn. Cũng nên lưu ý tới việc điều độ khi lựa chọn những thức ăn ít dinh dưỡng.

Hãy nghĩ tới việc viết nhật ký ăn uống và hoạt động để giúp bạn hiểu về thói quen ăn uống của mình để tìm cách tạo ra những thay đổi đơn giản, có ích cho sức khỏe. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ gia đình khi muốn bắt đầu viết nhật ký.

Nhiều người thường áp dụng những chế độ ăn kiêng phổ biến để được giảm cân nhanh chóng. Tuy nhiên, để có hiệu quả lâu dài có nhiều phương pháp đơn giản để ăn uống khỏe mạnh.
Cần phải học cách ăn uống lành mạnh để đáp ứng nhu cầu cơ thể bạn. Hãy tìm hiểu thêm tại trang web: http://www.mypyramid.gov

Tất cả các thực phẩm đều phù hợp

Chế độ ăn kiêng thường chỉ ra cái gì nên hay không nên ăn. Nhưng trước hết, bạn hãy tìm hiểu tại sao bạn lại ăn.

  • Tự đặt ra câu hỏi khi bạn cảm thấy muốn ăn: Bạn có thực sự đói không? Bạn có đang phản ứng với một tâm trạng (căng thẳng, chán nản, giận dữ)? Có điều gì khác khiến bạn thèm ăn không?
  • Thay vì cố gắng làm theo “quy tắc” của chế độ ăn kiêng, hãy tự mình đưa ra sự lựa chọn tốt nhất.
  • Không có thức ăn nào phải kiêng cả. Thay vì nghĩ rằng thực phẩm là tốt hay xấu, chọn cách tiếp cận không ăn kiêng và nhớ rằng tất cả các loại thực phẩm đều phù hợp khi bạn làm chủ được sự cân bằng, đa dạng và điều độ.
  • Hãy nói chuyện với bác sĩ gia đình để đưa ra những lựa chọn tốt nhất và một phương pháp phù hợp cho bạn.

Tôi có đói không?

Cơ thể bạn báo hiệu cơn đói khi nó cần được bổ sung dinh dưỡng. Hãy để cơn đói dẫn dắt khi nào bạn cần phải ăn và phải ăn bao nhiêu.

Những dấu hiệu khi đói thực sự :

  • Có cảm giác đói, đau quặn hoặc sôi bụng.
  • Yếu hoặc mệt mỏi.
  • Đau đầu nhẹ hoặc khó tập trung.
  • Khó chịu hay cáu kỉnh.

Những dấu hiệu dễ lầm với đói:

  • Khát nước có thể làm cho bạn nghĩ rằng bạn đang đói – hãy thử uống một ly nước.
  • Sự thèm ăn hoặc thôi thúc muốn ăn đôi khi không có nghĩa là bạn đang đói.
  • Cảm xúc như giận dữ, buồn hay cảm giác cô đơn có thể khiến bạn muốn ăn.
  • Những tác động bên ngoài như bữa ăn hoặc các sự kiện xã hội có thể tạo ra một sự thôi thúc muốn ăn.

Hãy để bản năng của bạn hướng dẫn

  • Hãy lắng nghe những tín hiệu đói của bạn để có thể xác định việc ăn khi nào và ăn bao nhiêu là phù hợp.
  • Đưa ra quyết định sáng suốt về ăn uống bằng cách chú ý xem cảm giác của mình ra sao.
  • Không sử dụng những “quy tắc” trong chế độ ăn uống để hạn chế việc ăn những gì, khi nào và bao nhiêu. Thay vào đó, hãy tin cơ thể của mình khi cơ thể đòi hỏi ăn uống.

Tôi đang đói, nên làm gì đây?

Khi bạn đang đói và quyết định ăn, hãy đặt ra cho mình những câu hỏi đơn giản sau đây:

  • Tôi muốn gì? Khi bạn đang đói, có thể bạn sẽ nghĩ tới một điều gì đó – một món ăn nào đó, hương vị hoặc hình dạng món ăn. Nếu như có tín hiệu đói thực sự, bạn có thể nhận ra những loại thức ăn hoặc khẩu vị mà bạn muốn ăn.
  • Tôi cần làm gì? Khi đã quyết định ăn cái gì, hãy nghĩ tới những gì mà cơ thể của bạn có thể cần. Hãy nghĩ về món ăn vừa tốt cho sức khỏe vừa làm bạn thích thú, chứ đừng nghĩ tới món đó “tốt” hay “không tốt”. Hãy luôn nhớ tới việc cân bằng, đa dạng và điều độ.
  • Tôi phải làm gì? Khi đã biết cách lắng nghe nhu cầu của cơ thể, nên tính trước việc sẽ ăn nhiều loại thực phẩm sẵn có. Bằng cách này bạn có thể thưởng thức các loại thực phẩm vừa khiến bạn hài lòng mà vừa tốt cho sức khỏe.
  • Tôi cần ăn bao nhiêu là đủ? Ăn đủ để thỏa mãn cơn đói của bạn và ngừng ăn trước khi cảm thấy quá no. Không cần phải ăn hết khẩu phần ăn. Làm sao để bạn cảm thấy tràn đầy năng lượng và thoải mái sau khi ăn là đủ.

Tìm niềm vui bằng việc trở nên năng động

Hoạt động mỗi ngày. Trở nên năng động là bí quyết để để có 1 cuộc sống khỏe mạnh và phòng tránh các chứng như bệnh tim và tiểu đường. Trước khi tăng cấp độ hoạt động của mình, hãy xin ý kiến của bác sĩ gia đình.

Chú ý đến cân bằng năng lượng. Cân nặng của bạn phụ thuộc vào sự cân bằng của năng lượng bạn tiêu thụ (thức ăn và nước uống) với năng lượng bạn sử dụng (các hoạt động của cơ thể).

Hãy đếm mỗi bước chân của mình. Các nghiên cứu đã cho thấy mỗi bước chân của bạn đều có thể giúp bạn kiểm soát được cân nặng và cải thiện sức khỏe nói chung. Bạn có thể đếm bước đi mỗi ngày bằng máy đếm (pedometer) để tự khích lệ bản thân gia tăng hoạt động hằng ngày. Bước đi càng nhiều thì càng khỏe mạnh.

Suy nghĩ tích cực và có động lực

Việc thay đổi không bao giờ dễ. Nhưng với một kế hoạch nhỏ, với một thái độ tích cực và nhẫn nại, cuộc sống của bạn sẽ ngày càng trở nên khỏe mạnh hơn.

Một vài gợi ý như sau:

  • Làm một việc gì đó bạn thích. Một số người thích đi bộ – bạn có thể đi bộ ngoài trời, đi bộ trên máy tập ở nhà, đi bộ một mình hoặc với bạn bè, gia đình.
  • Làm cho việc luyện tập vui hơn. Nghe nhạc hay nghe kể chuyện khi bạn đi bộ hay chạy bộ. Xem ti vi hay phim khi tập thể dục.
  • Luôn duy trì các hoạt động thể thao: Hãy tham gia nhiều môn thể thao khác nhau như tennis, bơi, nhảy đầm, đi/chạy xe máy, chơi thể thao nhóm hay tập yoga.
  • Đặt thời gian biểu. Hãy bố trí thời gian biểu cho các hoạt động của mình, cũng giống như thời gian biểu cho các cuộc hẹn quan trọng khác.
  • Tự thưởng cho mình. Đặt ra những mục tiêu ngắn hạn và việc tự thưởng cho bản thân trong suốt quá trình thực hiện.
  • Hãy linh hoạt. Cuộc sống nhiều lúc không được như ý muốn. Hãy linh hoạt để tái lập cuộc sống của mình.

Làm sao để trở nên năng động mỗi ngày

Ở nhà:

  • Trồng cây.
  • Rửa xe.
  • Đi bộ đến hộp thư.
  • Thăm hàng xóm.
  • Tắt ti vi, mở nhạc và nhảy.

Ở chỗ làm:

  • Đi bộ hay đi xe đạp đến chỗ làm.
  • Căng giãn cơ tại chỗ ngồi.
  • Đi thang bộ/đi cầu thang.
  • Đi bộ vào giờ nghỉ trưa.
  • Thường xuyên đứng dậy và đi lại.

Ở sân chơi:

  • Chơi golf hoặc thảy vòng với bọn trẻ.
  • Tham gia những kì nghỉ năng động.
  • Đi bộ đường dài hoặc đi xe đạp.
  • Đi bộ 1 mình hoặc đi với bạn.

Tham gia những sự kiện đặc biệt

Dịp đặc biệt như các chuyến đi và buổi tiệc có thể là cơ hội cho chúng ta trở nên năng động và ăn uống lành mạnh.

  • Nghĩ về các dịp đặc biệt như là cơ hội để bạn áp dụng những kĩ năng mới.
  • Chọn những thức ăn vừa đủ no mà cũng cung cấp đủ năng lượng.
  • Lưu ý tới sự cân bằng, đa dạng và điều độ.
  • Ăn khi bạn thấy đói và ngừng lại trước khi cảm thấy quá no.
  • Duy trì hoạt động bất cứ khi nào bạn có thể. Ví dụ như nhảy hoặc đi bộ sau khi ăn tối.
  • Dành thời gian cho bản thân và thư giãn.

Những mẹo giúp bạn luôn giữ được phong độ

Khi bạn đi công tác hay du lịch:

  • Mang theo bữa trưa hay thức ăn nhẹ tốt cho sức khỏe trong xe hơi hay trên máy bay, như vậy là bạn có thể tự kiểm soát được loại thực phẩm mà mình ăn.
  • Hãy lưu ý đến thức ăn mà bạn chọn khi đi ăn ở ngoài hay khi thử ăn những món ăn mới lạ.
  • Mang theo máy đếm bước đi để tự khuyến khích mình năng động hơn.
  • Hãy tận dụng phòng tập thể dục hoặc hồ bơi của khách sạn, nếu có và nên đi cầu thang bộ.
  • Hãy hỏi nhân viên khách sạn về những con đường đi bộ, đường mòn hay công viên gần đó.

Những dịp đặc biệt (tiệc, ngày nghỉ):

  • Thật là tốt nếu trong nhịp sống quen thuộc mỗi ngày, bạn có thời gian dành cho những dịp đặc biệt và cho những trải nghiệm mới. Chỉ cần bạn luôn nghĩ tới việc giữ cân bằng sức lực là được.
  • Hãy nhớ lý do của sự kiện đó – nhẹ nhàng tận hưởng hương vị, bầu không khí, bạn bè và đồ ăn thức uống cho niềm vui tuyệt đối.
  • Lưu ý đến những dấu hiệu đói. Ăn điều độ – đừng làm hỏng bữa tiệc vui chỉ vì bạn cảm thấy mệt vì đã ăn quá nhiều.
  • Hãy đứng dậy và nhảy, đi xung quanh để gặp gỡ mọi người và trò chuyện với họ.

Tài liệu tham khảo

http://familydoctor.org/familydoctor/en/prevention-wellness/staying-healthy/healthy-living/health-guides-health-is-a-state-of-mind-and-body.html