Nội dung chính
- 1 Tên chung quốc tế Sulfasalazin
- 2 Dạng thuốc và hàm lượng Sulfasalazin
- 3 Chỉ định Sulfasalazin
- 4 Chống chỉ định Sulfasalazin
- 5 Thận trọng Sulfasalazin
- 6 Tương tác thuốc Sulfasalazin
- 7 Liều lượng và cách dùng Sulfasalazin
- 8 Tác dụng không mong muốn Sulfasalazin
- 9 Quá liều và xử trí Sulfasalazin
- 10 Độ ổn định và bảo quản Sulfasalazin
Sulfasalazin là chất liên hợp giữa sulfapyridin và mesalamin bằng một
cầu nối azo. Cầu nối này bị các vi khuẩn ở đại tràng phá vỡ, giải phóng
sulfapyridin và mesalamin (chất tác dụng).
Tên chung quốc tế Sulfasalazin
Sulfasalazine
Dạng thuốc và hàm lượng Sulfasalazin
Viên bao 500 mg.
Hình Sulfasalazin
Chỉ định Sulfasalazin
Viêm khớp dạng thấp nặng; bệnh viêm cột sống dính khớp,
viêm khớp phản ứng, viêm đại tràng loét; bệnh Crohn (Mục 17.7).
Chống chỉ định Sulfasalazin
Mẫn cảm với salicylat và sulfonamid; tổn thương thận;
trẻ em dưới 2 tuổi (có thể gây vàng da nhân).
Thận trọng Sulfasalazin
Trong 3 tháng đầu điều trị, cần giám sát số lượng huyết cầu,
xét nghiệm gan và thận; tổn thương thận (Phụ lục 4); mang thai và cho
con bú (Phụ lục 2 và 3); bệnh sử dị ứng; thiếu hụt G6PD, tình trạng người
acetyl hoá chậm, porphyria.
Tương tác thuốc Sulfasalazin
(Phụ lục 1). Dặn người
bệnh phải báo ngay khi thấy các triệu chứng bất thường như chảy máu,
bầm tím, xuất huyết, nhiễm khuẩn, đau họng hoặc sốt.
Liều lượng và cách dùng Sulfasalazin
Cách dùng: Uống thuốc sau bữa ăn hoặc trong bữa và uống ít nhất 1 cốc
nước đầy
Liều dùng: Do thày thuốc chuyên khoa chỉ định. Viêm khớp dạng thấp:
uống viên bao, người lớn ban đầu 500 mg hàng ngày, tăng khoảng 500
mg cách nhau 1 tuần cho tới liều tối đa 2 – 3 g mỗi ngày chia làm nhiều
lần. Trẻ em trên 2 tuổi, 50 mg/kg/24 giờ chia làm 2 lần.
Tác dụng không mong muốn Sulfasalazin
Buồn nôn, ỉa chảy, nhức đầu, chán ăn,
sốt; rối loạn máu; (thiếu máu có thể Heinz, thiếu máu hồng cầu khổng lồ,
giảm bạch cầu, giảm bạch cầu trung tính, giảm tiểu cầu) phản ứng mẫn
cảm (phát ban, mẩn ngứa, hội chứng Stevens-Johnson, viêm da bong,
hoại tử biểu bì, mẫn cảm ánh sáng, phản vệ, bệnh huyết thanh, viêm thận
kẽ, hội chứng giống lupus ban đỏ); biến chứng phổi (tăng bạch cầu ưa
eosin, xơ hoá phế nang); biến chứng mắt (phù quanh hố mắt); viêm
miệng, viêm tuyến mang tai, vận động mất điều hòa; viêm màng não vô
khuẩn, chóng mặt, ù tai, rụng tóc; viêm dây thần kinh ngoại biên, mất
ngủ, trầm cảm, ảo giác; phản ứng thận (protein niệu, tinh thể niệu, đái
máu), giảm tinh trùng, hiếm có viêm tuỵ cấp, viêm gan; nước tiểu có thể
có màu da cam; kính sát tròng có thể bị nhuộm màu.
Quá liều và xử trí Sulfasalazin
Không có thuốc giải độc đặc hiệu. Rửa dạ dày, gây
nôn hoặc cho dùng thuốc tẩy. Khi cần, kiềm hoá nước tiểu. Tăng lợi tiểu
nếu chức năng thận bình thường. Điều trị triệu chứng.
Độ ổn định và bảo quản Sulfasalazin
Thuốc viên để trong lọ kín, ở nhiệt độ 15 –
25 o C.
http://nidqc.org.vn/duocthu/179/