Nội dung chính
- 1 Tên chung quốc tế Sulfasalazin
- 2 Dạng thuốc và hàm lượng Sulfasalazin
- 3 Chỉ định Sulfasalazin
- 4 Chống chỉ định Sulfasalazin
- 5 Thận trọng Sulfasalazin
- 6 Tương tác thuốc Sulfasalazin
- 7 Liều lượng và cách dùng Sulfasalazin
- 8 Tác dụng không mong muốn Sulfasalazin
- 9 Quá liều và xử trí Sulfasalazin
- 10 Độ ổn định và bảo quản Sulfasalazin
Tên chung quốc tế Sulfasalazin
Sulfasalazine
Dạng thuốc và hàm lượng Sulfasalazin
Viên nén hoặc viên bao tan trong ruột: 500 mg.
Đạn đặt trực tràng: 500 mg.
Dung dịch thụt hậu môn: 3,0 g/100 ml.
Hình
Chỉ định Sulfasalazin
Viêm đại tràng mạn loét; bệnh Crohn; viêm khớp dạng thấp nặng ở người bệnh không đáp ứng với thuốc chống viêm không steroid (Mục 2.4).
Chống chỉ định Sulfasalazin
Quá mẫn với sulfasalazin, sulfonamid hoặc salicylat; trẻ em dưới 2 tuổi; rối loạn chuyển hoá porphyrin; tắc nghẽn đường tiết niệu hoặc đường ruột; suy gan nặng.
Thận trọng Sulfasalazin
Suy gan; suy thận (Phụ lục 5 và 4); thiếu G6PD; tình trạng acetyl hoá chậm; tiền sử có rối loạn tạo máu; tiền sử dị ứng; mang thai và cho con bú (Phụ lục 2 và 3);
Tương tác thuốc Sulfasalazin
(Phụ lục 1). Phải đếm số lượng tế bào máu, kiểm tra chức năng gan, thận khi bắt đầu điều trị và định kỳ mỗi tháng một lần trong 3 tháng đầu điều trị. Nếu có rối loạn về máu, phải ngừng dùng sufasalazin.
Liều lượng và cách dùng Sulfasalazin
Viêm đại tràng mạn loét: Người lớn: uống mỗi lần 1 – 2 g, ngày 4 lần trong đợt cấp đến khi bệnh giảm; sau đó giảm xuống liều duy trì mỗi lần 500 mg, ngày 4 lần. Trẻ em trên 2 tuổi: 40 – 60 mg/kg mỗi ngày trong đợt cấp, giảm xuống liều duy trì 20 – 30 mg/kg hàng ngày.
Bệnh Crohn thể hoạt động: Người lớn: uống mỗi lần 1 – 2 g, ngày 4 lần trong đợt cấp đến khi giảm bệnh; trẻ em trên 2 tuổi: 40 – 60 mg/kg mỗi ngày trong đợt cấp.
Viêm đại tràng mạn loét, viêm đại tràng Crohn: Đạn đặt hậu môn dùng riêng hay phối hợp với đường uống. Người lớn: 0,5 – 1 g vào buổi sáng và buổi tối sau khi đại tiện; thụt hậu môn lưu giữ tại trực tràng: người lớn 3 g vào buổi tối, giữ ít nhất một giờ. Trẻ em không có dạng thuốc phù hợp.
Tác dụng không mong muốn Sulfasalazin
Thường gặp: đau đầu; sốt; chán ăn; giảm bạch cầu; thiếu máu tan máu; đau bụng; buồn nôn; phản ứng ngoài da. ít gặp: mệt mỏi; mất bạch cầu hạt; trầm cảm; ù tai. Hiếm gặp: bệnh huyết thanh; phù mạch; giảm toàn thể huyết cầu; thiếu máu nguyên đại hồng cầu; viêm tụy; lupus ban đỏ; hội chứng Lyell, hội chứng Stevens – Johnson; mẫn cảm ánh sáng; viêm gan; suy hô hấp; đau khớp; đau thần kinh ngoại vi; viêm màng não vô khuẩn; hội chứng thận hư; protein niệu; thay đổi cảm giác mùi, vị.
Quá liều và xử trí Sulfasalazin
Triệu chứng: Buồn ngủ, chóng mặt, chán ăn, đau bụng, buồn nôn, nôn, sốt, thiếu máu tan máu.
Xử trí: Ngừng thuốc ngay khi có phản ứng quá mẫn. Dùng kháng hista- min hoặc corticoid. Không có thuốc giải độc đặc hiệu.
Ngộ độc cấp: Rửa dạ dày, gây nôn, dùng thuốc tẩy. Kiềm hoá nước tiểu. Thúc đẩy lợi niệu nếu chức năng thận bình thường.
Độ ổn định và bảo quản Sulfasalazin
Thuốc viên phải bảo quản trong lọ kín ở 15 – 30 o C. Thuốc đạn phải bảo quản ở nơi mát.
http://nidqc.org.vn/duocthu/560/