Nội dung chính
Tên chung quốc tế Than hoạt
Activated charcoal
Dạng thuốc và hàm lượng Than hoạt
Bột để pha hỗn dịch: 15 g, 30 g, 40 g, 120 g, 240 g.
Dạng lỏng: 12,5 g (60 ml), 25 g (120 ml) với chất lỏng phân tán là nước.
Hình
Chỉ định Than hoạt
Ngộ độc cấp do thuốc hoặc hoá chất: paracetamol, aspirin, atropin, barbiturat, dextropropoxyphen, digoxin, nấm độc, acid oxalic, phenol, phenylpropanolamin, phenytoin, strychnin và các thuốc chống trầm cảm ba vòng.
Chống chỉ định Than hoạt
Ngộ độc các chất ăn mòn (acid hoặc base mạnh), sắt, cyanid, lithi, rượu; dùng cùng một lúc với các chất giải độc đặc hiệu uống hoặc với thuốc gây nôn uống.
Thận trọng Than hoạt
Người bệnh ngủ lơ mơ hoặc hôn mê có nguy cơ hít vào phổi (đặt nội khí quản trước khi cho than hoạt vào cơ thể bằng một ống thông dạ dày); rửa dạ dày hoặc gây nôn, nếu cần, trước khi cho than hoạt; thuốc dùng cùng một lúc với than hoạt phải qua đường tiêm; đảm bảo truyền dịch đầy đủ sau khi uống than hoạt nếu thuốc độc có tính chất lợi tiểu.
Liều lượng và cách dùng Than hoạt
Cách dùng: Pha 30 g than hoạt vào 240 ml nước hoặc dung dịch sorbitol. Quấy đều suốt khi uống. Có thể dùng ống thông để bơm than hoạt vào dạ dày.
Liều dùng:
Than hoạt đơn liều (phòng ngừa hấp thu chất độc): Người lớn uống 1 g/kg 1 lần, ngay sau khi uống hoặc ăn phải chất độc; trẻ nhỏ: 1 g/kg uống 1 lần; trẻ em từ 1 – 12 tuổi: 25 g uống 1 lần (50 g trong ngộ độc nặng).
Than hoạt đa liều (đào thải tích cực chất độc): Người lớn và trẻ em trên 1 tuổi, uống 25 – 50 g, cứ 4 – 6 giờ một lần; trẻ nhỏ 1 g/kg, cứ 4 – 6 giờ một lần. Người cao tuổi, liều giống như người lớn.
Tác dụng không mong muốn Than hoạt
Nôn, táo bón, hoặc ỉa chảy; phân đen; viêm phổi do hít.
Độ ổn định và bảo quản Than hoạt
Than hoạt có thể hấp phụ hơi nước và các khí nên cần bảo quản trong bao bì kín.
http://nidqc.org.vn/duocthu/220/