- Lây và cũng “đến hẹn lại lên”, cũng cùng mùa như thủy đậu.
- Trẻ lớn và người lớn cũng hành hơn trẻ nhỏ.
- Bệnh này lành tính hơn nhiều so với thủy đậu.
- Người bệnh bị sưng ở vùng quai hàm như mang cái bị nên gọi là quai bị
- Chỉ lo biến chứng viêm tinh hoàn khi trẻ trai đến tuổi dạy thì thôi. Bị biến chứng này nên khám ngay vì có cách điều trị. Chứ nhiều bé chút ét, mới 1,2,3,4,5, 6 tuổi thì lo chi (nhiều phụ huynh lo nhầm).
- Nếu không có viêm tinh hoàn mà chữa đúng thì cũng chẳng chi mà lo. Khi bị quai bị chỉ cần kiêng ăn chua và chạy nhảy chứ không kiêng gì.
- Không có đắp vôi, không đắp lung tung nên vùng sưng vì sẽ biến chứng nhiễm trùng tuyến nước bọt và nhiễm trùng huyết
Phòng ngừa
- Cũng cách ly, rữa tay… nhưng thường cũng sẽ bị khi lớn.
- Cũng như thủy đậu, phải chích 2 mũi.
- Vaccin quai bị bây giờ không có quai bị đơn mà chỉ có trong 3 trong 1 (Sởi – quai bị – Rubella), cũng từ 12 tháng tuổi.
- Chích ngừa 3 trong 1 ngừa quai bị thường sẽ làm dư các mũi sởi từ chương trình tiêm chủng mở rộng (sởi đơn lúc 9 th; sởi -rubella lúc 18 tháng). dư mũi sởi chả sao, các nước có dịch sởi nhiều (châu phi) có khi họ chích sởi rất sớm và nhiều mũi
Xem thêm bài 8 câu hỏi thường gặp về bệnh quai bị ở trẻ em của Bác sĩ Ths.BS. Nguyễn Duy Nam Anh
Tài liệu tham khảo
https://www.facebook.com/Hoibsnhidong/posts/1890015701227927