Thứ Tư , 27 Tháng Ba 2024
Trang chủ 2019-nCoV Tin tổng hợp COVID – 19 – Cập nhật ngày 5/4/2020

Tin tổng hợp COVID – 19 – Cập nhật ngày 5/4/2020

Bài viết thứ 20 trong 61 bài thuộc chủ đề 2019-nCoV
 

Mặc dù mình biết là bà con rất chán ngán vụ cập nhật vì tin tức quá nhiều, nhưng chưa bao giờ mà việc cập nhật cần thiết như lúc này. Nhân viên y tế (NVYT), chuyên gia từ tuyến đầu và tâm dịch mặc dù quay cuồng, đối mặt với sống chết hằng ngày những vẫn dành thời gian để chia sẻ insights của họ với NVYT khắp nơi trên thế giới, do đó mình hi vọng có thể giúp gom 1 số chứng cứ quan trọng và chia sẻ những nguồn hay cho đồng nghiệp nào cần.

Tin tổng hợp COVID – 19 – Cập nhật ngày 5/4/2020-1

Ngày 1/4/2020

Khuyến cáo về dinh dưỡng cho bệnh nhân nặng nhiễm COVID-19 của Hiệp hội Hồi sức cấp cứu Hoa Kỳ + Hiệp hội dinh dưỡng Hoa Kỳ.

Tin tổng hợp COVID – 19 – Cập nhật ngày 5/4/2020-2

Ngày 2/4/2020

Hướng dẫn điều trị COVID-19 cho bệnh nhân mắc bệnh về gan từ châu Âu (ESCMID và EASL)

Tin tổng hợp COVID – 19 – Cập nhật ngày 5/4/2020-3

Ngày 3/4/2020

Đã có Nghiên cứu đánh giá về ảnh hưởng trên QTc của phối hợp HCQ+azithromycin

Tin tổng hợp COVID – 19 – Cập nhật ngày 5/4/2020-4

Ngày 5/4/2020

ISAC đã có thông cáo về bài nghiên cứu ở Pháp làm điên đảo cộng đồng mạng thời gian qua, rằng bài báo này đã không đạt được các tiêu chuẩn mong đợi, thiếu giải thích kĩ lưỡng về tiêu chuẩn lựa chọn cũng như sàng lọc bệnh nhân để đảm bảo yếu tố an toàn.

FYI: The International Journal of Antimicrobial Agents (IJAA) là tạp chí chính thức, thuộc of the International Society of Antimicrobial Chemotherapy (ISAC).

Tin tổng hợp COVID – 19 – Cập nhật ngày 5/4/2020-5

Mặc dù có nhiều nghi ngờ về COI quy trình bình duyệt (peer review) nhưng ISAC cho biết chủ biên không có tham gia vào quy trình review của bài báo trên.
Nhấn mạnh lại một vấn đề là mặc dù thời điểm hiện tại rất cần thúc đẩy việc công bố dữ liệu một cách nhanh chóng nhưng làm khoa học thì cần thận trọng và đề cao thực hành tốt nhất có thể.

Bên cạnh đó, cần giải toả 1 số ngộ nhận:

  • Hiệu quả in-vitro trong phòng thí nghiệm không đồng nghĩa với việc sẽ có hiệu quả trên thực tế. Gần đây nhất là ivermectin, từng cho thấy tiềm lực diệt Dengue virus nhưng đến thử nghiệm lâm sàng thì bị thất bại, tương tự với chloroquine cho SARS trước đây. Từ trước đến nay, rất nhiều đầu thuốc kháng sinh triển vọng đã được nghiên cứu nhưng chỉ có 1 số cực kì ít là được chấp thuận, khi chứng minh được đầy đủ cả an toàn + hiệu quả trên lâm sàng. Nếu cứ nghiên cứu mà ra thuốc xài được ngay thì bà con đã không phải lo ngại vấn đề đề kháng kháng sinh, kháng virus, kháng đủ thứ loại. Tương tự với những báo cáo ca khỏi bệnh, khi không có nhóm so sánh thì sẽ không rõ hiệu quả thực sự đến từ đâu, hay thậm chí đang gây hại cho bệnh nhân mà không biết.
  • Một hiểu lầm khác thường gặp là việc sử dụng thuốc off-label hoặc trong tình huống không còn sự lựa chọn nào khác: nếu bệnh nhân tử vong thì là tử vong do bệnh; còn nếu mà sống thì là nhờ thuốc. Liều thì ăn nhiều?! Đây là tình huống 50:50, bệnh nhân may mắn qua khỏi nhưng nhờ vào đâu thì không biết, thậm chí nếu không follow up (theo dõi) thì cũng chả biết họ có phải gánh chịu những hệ luỵ nào không. 1 ca phẫu thuật thành công không có nghĩa là bệnh nhân sẽ có thể khoẻ mạnh rời khỏi bệnh viện, vui sống đến già; còn tuỳ vào định nghĩa thành công trên tiêu chí gì nữa.

Tin tổng hợp COVID – 19 – Cập nhật ngày 5/4/2020-6

Ai cũng hi vọng vào những điều tốt nhất cho người thân, cho gia đình, cho bệnh nhân của mình. Nhưng đừng vì vậy mà vội vàng, đạp đổ đi nỗ lực nghiên cứu ngày đêm của những nhà khoa học đang mong muốn tìm ra giải pháp tốt nhất có thể; cũng như đừng quên lí do ban đầu vì sao mà EBM – Y học chứng cứ được hình thành và phát triển. Người ta mong đợi một thuốc hoặc một trị liệu mang lại lợi ích, nhưng đến khi có thử nghiệm tốt mới chứng minh được là lợi ích thực sự ra sao so với nguy cơ.

Lời cuối, đừng chỉ đọc tiêu đề nghiên cứu hay những kết quả mà người nghiên cứu show ra cho bạn thấy, hãy tìm đến những chuyên gia tin cậy để lắng nghe góc nhìn đánh giá của họ về vấn đề. Theo dõi webinar liên tục những tuần qua, mình nhận thấy kể cả những chuyên gia ở tuyến đầu hay tâm dịch tại Mỹ, Canada, Ý, Anh, Úc, họ vẫn rất thận trọng trong việc đưa ra quyết định cho bệnh nhân của mình dựa trên những chứng cứ hiện có, thay đổi chóng mặt mỗi ngày. Đòi hỏi bản lĩnh và dũng cảm phi thường, không dễ dàng bị lung lay bởi những “false hope”, đấu tranh giữa những điều mình đã biết, đã học lâu nay, đặt trong tình huống ngặt nghèo. Rất nhiều yếu tố sẽ ảnh hưởng đến outcome cuối cùng của bệnh nhân và sử dụng thuốc hợp lý là 1 trong số đó.

Nguồn:

  1. https://www.isac.world/news-and-pub…/official-isac-statement
  2. https://jamanetwork.com/journals/jama/fullarticle/2763802

Tài liệu tham khảo

Facebook DS. Phan Quang Khải