Nội dung chính
- 1 Hướng dẫn riêng của Hội Lồng ngực Hoa Kỳ (ATS) dành cho COVID-19
- 2 Thử nghiệm mù đôi có đối chứng tại Trung Quốc
- 3 Phác đồ của bệnh viện Michigan
- 4 Review mới từ Asian Critical Care Clinical Trials Group, các tác giả tới từ Saudi Arabia, Singapore và Nhật.
- 5 Vấn đề Tim – Phổi khi điều trị COVID-19 – Hội Hồi sức Cấp cứu châu Âu
- 6 Khuyến cáo của ACC/AHA/HRS về vấn đề sử dụng HCQ, azithromycin và kéo dài khoảng QTc
- 7 Lựa chọn outcome phù hợp khi nghiên cứu
- 8 Ảnh hưởng của hydroxychloroquine tới mắt
- 9 Nghiên cứu về mối liên quan giữa chỉ số phòng lab với thời gian điều trị và thời gian tới lúc tái nhiễm virus
- 10 Tài liệu tham khảo
Hướng dẫn riêng của Hội Lồng ngực Hoa Kỳ (ATS) dành cho COVID-19
Mình chỉ tóm tắt về sử dụng thuốc thôi nha:
- Bệnh nhân nhập viện, có viêm phổi: việc sử dụng hydroxychloroquine/chloroquine dựa trên mỗi case khác nhau, bác sĩ cần thảo luận về lợi ích và nguy cơ với bệnh nhân, dữ liệu về kết cục điều trị cần được thu thập, điều kiện bệnh nhân phải nặng (severe) và cung ứng thuốc còn đủ.
- Bệnh nhân ngoại trú hoặc nhập viện nhưng không có viêm phổi: ATS không có khuyến cáo dùng cũng như chống lại việc sử dụng HCQ/CQ, tương tự với các thuốc tiềm năng khác.
Thử nghiệm mù đôi có đối chứng tại Trung Quốc
Trong tháng 4 này, 2 thử nghiệm lớn (ngẫu nhiên mù đôi có đối chứng) tại Trung Quốc về remdesivir sẽ được công bố. Kết quả ra sao thì cùng hóng.
- 1 thử nghiệm trên 453 bệnh nhân nặng, sẽ được công bố trước, dự kiến trong tuần này.
- Thử nghiệm còn lại trên 300 bệnh nhân nhẹ-trung bình.
Cập nhật: Ngày 19/04/2020, 2 nghiên cứu này đã bị dừng lại không rõ lý do.
Phác đồ của bệnh viện Michigan
Bệnh viện Michigan có 1 số phác đồ ai cần tham khảo thì vô đây xem nha:
http://www.med.umich.edu/surgery/mcccn/
Review mới từ Asian Critical Care Clinical Trials Group, các tác giả tới từ Saudi Arabia, Singapore và Nhật.
Tải tại đây:
https://www.thelancet.com/action/showPdf…
Vấn đề Tim – Phổi khi điều trị COVID-19 – Hội Hồi sức Cấp cứu châu Âu
BS nào cần xem lại về vấn đề Tim – Phổi khi điều trị Covid-19 có thể tham khảo slide của Hội Hồi sức Cấp cứu châu Âu ở đây: https://www.esicm.org/blog/
Khuyến cáo của ACC/AHA/HRS về vấn đề sử dụng HCQ, azithromycin và kéo dài khoảng QTc
https://www.ahajournals.org/…/10.…/CIRCULATIONAHA.120.047521
Lựa chọn outcome phù hợp khi nghiên cứu
Bài bàn luận (editorials) hay ở góc nhìn của Dược lâm sàng, đăng trên tạp chí ACCP, có nhắc đến việc lựa chọn outcome phù hợp khi nghiên cứu. Tải tại đây: https://accpjournals.onlinelibrary.wiley.com/…/10…/phar.2396
Ảnh hưởng của hydroxychloroquine tới mắt
Một bài bàn luận khác từ BS chuyên khoa mắt cho rằng việc sử dụng ngắn hạn liều thấp hydroxychloroquine (<1000mg/ngày) ít có khả năng liên quan đến độc tính trên mắt.
Xem tại: https://www.ajo.com/article/S0002-9394(20)30132-X/fulltext
Nghiên cứu về mối liên quan giữa chỉ số phòng lab với thời gian điều trị và thời gian tới lúc tái nhiễm virus
Một nghiên cứu quan sát trên 172 bệnh nhân đã được xuất viện cho thấy 25 bệnh nhân (14.5%) dương tính với xét nghiệm RT-PCR (mình đính kèm hình cho những ai chưa biết về xét nghiệm này).
Phân tích cho thấy mối liên quan giữa các chỉ số phòng lab với thời gian điều trị (p=0,002) và thời gian tới lúc tái nhiễm virus (p=0,008).
Kết quả trên gợi ý cần thêm các biện pháp để xác nhận việc khỏi bệnh hoàn toàn (resolution).
Xem tại: https://academic.oup.com/…/…/doi/10.1093/cid/ciaa398/5817588
Nghiên cứu trước đó trên Lacet cũng cho thấy 4 nhân viên y tế vẫn mang virus (carrier) sau khi đã hồi phục (recovery).