Mang thai

Bài 56 – Bệnh Tay Chân Miệng và thai kỳ

Bài viết thứ 51 trong 65 bài thuộc chủ đề Các bài viết của Bác sĩ Lê Tiểu My

Mùa dịch bệnh…

Bệnh tay chân miệng thường xảy ra ở trẻ nhỏ, phần lớn có thể khỏe lại sau 7-10 ngày. Người lớn cũng có thể mắc bệnh, do bệnh dễ lây qua đường tiêu hoá, hô hấp. Hiện nay vẫn chưa có vaccine dự phòng hay thuốc điều trị đặc hiệu.

Dấu hiệu bệnh tay chân miệng ở người lớn, cũng giống như triệu chứng của nhiễm các virus khác. Ban đầu có thể sốt, đau họng, mệt mỏi, chán ăn. Sau vài ngày xuất hiện mụn nước nhỏ, ở những vị trí như miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, đùi,…

Nhiễm virus gây tay chân miệng khi đang mang thai thì sao?

Hiện nay vẫn chưa thấy tài liệu nào nói mẹ nhiễm tay chân miệng khi mang thai làm tăng nguy cơ sẩy thai, thai chết lưu hay gây dị tật cho thai.

Dù vậy, bà mẹ mang thai cũng cần tránh tiếp xúc với bệnh nhân tay chân miệng vì:

  • Sốt cao trong 3 tháng đầu có thể ảnh hưởng đến thai.
  • Mẹ bị tay chân miệng trong lúc gần sinh hoặc ngay lúc có nguy cơ truyền virus cho bé cao nhất. Bé bị nhiễm virus trong 2 tuần đầu sau sinh có thể ảnh hưởng nhiều cơ quan và bệnh nặng.

Lời khuyên cho mẹ mang thai mùa dịch

Vẫn là những lời khuyên chung chung như: vệ sinh cơ thể sạch sẽ; tránh tiếp xúc người bệnh; vệ sinh nhà cửa; ăn uống cân bằng để đủ dinh dưỡng, uống đủ nước..

Xong rồi mình tự hỏi “nếu mình đang mang thai, mà đứa lớn bị tay chân miệng, mình biết làm sao?” – nghĩ nghĩ một hồi, mình thấy sao khó quá, con nào cũng con… Thôi mình làm được gì thì làm:

  • Tìm hiểu thông tin về bệnh tay chân miệng ở trẻ để theo dõi và chăm sóc bé đúng cách
Xem thêm Bệnh tay chân miệng
  • Nếu có người nhà hỗ trợ, bạn san sẻ bớt việc chăm trẻ. Khi trẻ ho và chảy nước mũi nhiều, hướng dẫn trẻ rửa sạch tay, đeo khẩu trang y tế, dùng khăn che mũi, miệng nếu trẻ đủ lớn để hiểu. Đừng hôn hít, ôm ấp trẻ khi trẻ bệnh để hạn chế nhiễm (mai mốt hôn hít sau cũng được mà).
  • Lau nhà cửa sạch sẽ, rửa và sát trùng đồ chơi của con. Vật dụng của trẻ sử dụng riêng cho an toàn, rửa hấp thật sạch, đặc biệt những vật dụng cá nhân như ly tách, khăn, bàn chải,…
  • Rửa tay sạch thường xuyên, đặc biệt khi vừa tiếp xúc hay chăm sóc trẻ bệnh.

Tài liệu tham khảo

https://www.facebook.com/tieumy.le.35/posts/1827862077310368 

BS. Lê Tiểu My

  • BS. Lê Tiểu My
  • Vì sức khỏe cộng đồng
  • Nơi làm việc: Khoa PS - KHHGĐ - Bệnh viện Đa Khoa Mỹ Đức - Thâm niên: IVFVH - 1 năm, IVFAS – 2 năm, IVFMK – 1 năm, IVFMD + Bệnh viện Mỹ Đức – 5 năm
  • Ngành: Đa khoa
  • Chuyên ngành: Sản phụ khoa - Lĩnh vực quan tâm nhiều nhất hiện nay: Chẩn đoán hình ảnh các bệnh lý liên quan vô sinh.
  • Quá trình đào tạo:
    • Đang theo học CKI CĐHA tại ĐHYD Thành phố Hồ Chí Minh – khoá 2016-2018
    • Siêu âm tim thai – BV Tâm Đức + ĐH Y Phạm Ngọc Thạch
    • Siêu âm tim và bệnh lý tim mạch – ĐH Y Phạm Ngọc Thạch
    • Siêu âm Sản phụ khoa
    • Khóa Assisted Reproductive Technique Course for Clinician – CRESH – National university Hospital of Singapore
    • Định hướng sản phụ khoa năm 2008
    • Bác sĩ đa khoa năm 2007

Chia sẻ
Đăng bởi
BS. Lê Tiểu My

Những bài viết gần đây

[TPHCM] LỚP TẬP HUẤN SƠ CẤP CỨU CHO NẠN NHÂN TAI NẠN ĐUỐI NƯỚC

Trong 10 năm qua, đuối nước là nguyên nhân gây tử vong của hơn 2,5…

Cách đây 9 giờ

TẬP HUẤN SƠ CẤP CỨU DÀNH CHO NGƯỜI CHĂM SÓC TRẺ

Trong môi trường xã hội, tai nạn và sự cố không mong muốn có thể…

Cách đây 9 giờ

Dấu hiệu nhận biết bệnh tiền tiểu đường (tiền đái tháo đường)

Tiền tiểu đường là một tình trạng sức khỏe nghiêm trọng khi lượng đường trong…

Cách đây 4 tháng

Khi bạn bị vỡ ối non

Thông tin này dành cho bạn nếu bạn nghi ngờ hoặc đã được chẩn đoán…

Cách đây 5 tháng

Đối phó với sinh non và trầm cảm sau sinh

Leila kể lại những trải nghiệm của mình với hai lần mang thai đầy thử…

Cách đây 5 tháng

Thuốc giảm đau khi chuyển dạ và sinh nở

Biên dịch: Tăng Huỳnh Thanh Hà Hiệu đính: BS. Phạm Hồng Vân Giảm đau vùng…

Cách đây 5 tháng