Bài viết thứ 25 trong 84 bài thuộc chủ đề Ung thư vú

Lời đồn: Bệnh nhân ung thư vú nên tránh ăn đậu nành và hạt lanh!!

Sự thật: Tiêu thụ lượng vừa phải thực phẩm đậu nành KHÔNG làm tăng rủi ro tái phát ung thư vú.

Nguồn đậu nành mới quan trọng

Đậu nành lấy từ nguồn nào mới quan trọng và tạo nên sự khác biệt.

  • Ăn thực phẩm đậu nành toàn phần là tốt cho bạn! Bạn hãy ăn đậu nành ở dạng thực phẩm như là đậu phụ, sữa đậu nành và hạt đậu nành, tránh dạng viên và dạng bột.
  • Thực phẩm chức năng (TPCN), chất bổ sung từ đậu nành có chứa lượng đậm đặc đậu nành và thiếu một số dưỡng chất có lợi khác có trong thức ăn từ đậu nành toàn phần, và bạn NÊN TRÁNH.
  • Ngược lại, lethicin đậu nành, dầu đậu nành và nước tương không chứa đậu nành đậm đặc nên bạn không cần kiêng những thứ này.

Liều lượng mới quan trọng, nhưng thế nào là lượng vừa phải?

Lượng vừa phải đậu nành sẽ là 1-2 khẩu phần một ngày. Thậm chí khuyến nghị bảo thủ nhất vẫn cho phép 3-4 khẩu phần trong một tuần.

Một khẩu phần gồm:

  • 1 cốc sữa đậu nành hoặc
  • ½ bát ăn cơm đậu nành (còn gọi là đậu nành Nhật, edamame) hoặc đậu phụ.

Đậu nành có estrogen thực vật không?

Đậu nành có chứa estrogen thực vật nhưng điều quan trọng là hiểu rằng estrogen thực vật là estrogen từ cây cối, không giống như estrogen của người. Bạn không thể lấy được estrogen của người từ việc ăn estrogen thực vật.

Một số người lo ngại rằng estrogen thực vật tương tự về hình dạng như estrogen của người, chúng có thể làm tăng nguy cơ ung thư bằng cách đính vào các thụ thể estrogen của người trong cơ thể. Tuy nhiên không có nghiên cứu nào chứng minh rằng estrogen thực vật có thể làm ung thư phát triển.

  • Tránh ăn đậu nành đậm đặc bằng cách đọc kỹ nhãn.
  • Nếu nhãn nói có chất đạm phân lập từ đậu nành thì bạn có thể không ăn.

Thế còn hạt lanh thì sao?

Hạt lanh chứa lignin là một loại estrogen thực vật. Ta tìm thấy lignin trong các thực phẩm khác như là hoa quả, rau, các loại ngũ cốc cà phê, trà, các loại đậu, các loại quả hạch và các loại hạt nhỏ. Theo Tổ chức nghiên cứu ung thư quốc tế thì 1-4 thìa cà phê hạt lanh xay mịn/ngày dường như là an toàn. Và thậm chí có thể giúp bảo vệ không bị mắc ung thư vú.

Nên ăn thường xuyên hơn:

  • Thức ăn từ đậu nành toàn phần – hạt đậu nành, sữa đậu nành, đậu phụ.
  • Protein thực vật – các loại đậu, các loại quả hạch và các loại hạt nhỏ.
  • Hoa quả và rau – 4-5 bát/ngày (kết hợp với nhau).
  • Chất lỏng – uống 2 lít nước, cà phê, và/hoặc trà không pha ngọt/ngày.

Nên hạn chế ăn:

  • Đậu nành đậm đặc.
    • Tránh TPCN từ đậu nành.
    • Hạn chế thực phẩm làm từ protein phân lập từ đậu nành.
  • Thit đỏ và thịt chế biến.
    • Thịt đỏ: ít hơn 500 g/tuần.
    • Tránh ăn thịt đã chế biến.
  • Ngũ cốc tinh luyện và đường bổ sung.
    • Hạn chế bột mì “trắng” được bổ sung chất dinh dưỡng.
    • Hạn chế đồ uống có đường bổ sung.

Tài liệu tham khảo

https://www.cancerdietitian.com/wordpress/wp-content/uploads/2018/04/Soy-and-Breast-Cancer-Risk-1.pdf

Hoàng Thu Hà và BS.TS. Phạm Nguyên Quý

  • Hoàng Thu Hà
  • Vì sức khoẻ cộng đồng
  • Nơi ở hiện tại: Hà Nội
  • Chuyên ngành: Kỹ sư chính dệt may đã nghỉ hưu
  • Thông tin khác: 
    • Là Bệnh nhân Ung thư vú

Chia sẻ
Đăng bởi
Hoàng Thu Hà và BS.TS. Phạm Nguyên Quý

Những bài viết gần đây

[TPHCM] LỚP TẬP HUẤN SƠ CẤP CỨU CHO NẠN NHÂN TAI NẠN ĐUỐI NƯỚC

Trong 10 năm qua, đuối nước là nguyên nhân gây tử vong của hơn 2,5…

Cách đây 2 ngày

TẬP HUẤN SƠ CẤP CỨU DÀNH CHO NGƯỜI CHĂM SÓC TRẺ

Trong môi trường xã hội, tai nạn và sự cố không mong muốn có thể…

Cách đây 2 ngày

Dấu hiệu nhận biết bệnh tiền tiểu đường (tiền đái tháo đường)

Tiền tiểu đường là một tình trạng sức khỏe nghiêm trọng khi lượng đường trong…

Cách đây 4 tháng

Khi bạn bị vỡ ối non

Thông tin này dành cho bạn nếu bạn nghi ngờ hoặc đã được chẩn đoán…

Cách đây 5 tháng

Đối phó với sinh non và trầm cảm sau sinh

Leila kể lại những trải nghiệm của mình với hai lần mang thai đầy thử…

Cách đây 5 tháng

Thuốc giảm đau khi chuyển dạ và sinh nở

Biên dịch: Tăng Huỳnh Thanh Hà Hiệu đính: BS. Phạm Hồng Vân Giảm đau vùng…

Cách đây 5 tháng