Nội dung chính
Nguồn: Bệnh bạch cầu mãn tính dòng tế bào lympho T
Đây là bài hướng dẫn về bệnh ung thư bạch cầu mãn tính dòng tế bào T của Cancer.Net. Hãy sử dụng mục lục, chọn phần Giới thiệu để bắt đầu tìm hiểu. Bạn cũng có thể chọn một phần khác để tìm hiểu thêm về những câu hỏi cụ thể khác mà bạn đang thắc mắc. Mỗi hướng dẫn dưới đây được xem xét bởi các chuyên gia thuộc Ban biên tập Cancer.Net, bao gồm các bác sĩ chuyên khoa ung thư, phẫu thuật, xạ trị, phụ khoa và nhi khoa, bác sĩ ung bướu, hộ lý, nhân viên công tác xã hội và những người hỗ trợ cho bệnh nhân.
Giới thiệu
Nguồn: Giới thiệu
Được phê chuẩn bởi Ban Biên tập Cancer.Net, 08/2017
Ở phần này: Bạn sẽ tìm thấy những thông tin cơ bản về căn bệnh này và những phần cơ thể bị ảnh hưởng. Đây là trang đầu tiên của Cancer.Net về chỉ dẫn bệnh bạch cầu mãn tính dòng Lympho T bào. Sử dụng bảng chọn để xem các trang khác. Hãy xem bảng chọn này như là một bản đồ để được hướng dẫn đầy đủ.
Tế bào máu
Các tế bào máu được tạo ra từ tủy xương, mô xương xốp bên trong các xương lớn của cơ thể. Sự biến đổi các tế bào tủy xương tạo ra vài hay nhiều loại tế bào máu nào đó. Các loại tế bào máu khác nhau như:
- Hồng cầu vận chuyển O2 trong cơ thể.
- Bạch cầu chống lại sự nhiễm trùng.
- Tiểu cầu giúp hình thành cục máu đông.
Bệnh bạch cầu
Các bệnh bạch cầu được đặt tên theo tế bào máu đặc trưng trở thành tế bào ung thư, như các tế bào bạch huyết hay các tế bào gốc tủy xương. Các tế bào bạch huyết là một loại bạch cầu. Các tế bào gốc tủy xương có thể biến đổi thành các tế bào chống lại sự tấn công của vi khuẩn.
Ở người trưởng thành có 4 loại bệnh bạch cầu cầu chính:
- Bệnh bạch cầu cấp tính dòng tế bào Lympho Acute lymphocytic leukemia (ALL)
- Bệnh bạch cầu mãn tính dòng tế bào Lympho Chronic lymphocytic leukemia (CLL)
- Bệnh bạch cầu cấp tính dòng tế bào tủy xương Acute myeloid leukemia (AML)
- Bệnh bạch cầu mãn tính dòng tế bào tủy xương Chronic myeloid leukemia (CML)
Ngoài ra cũng còn có những loại bệnh bạch cầu ít phổ biến khác, nhưng chúng hầu hết là những loại phụ của một trong bốn loại chính đã được đề cập đến ở trên. Trong phần này tập trung vào các loại khác nhau trong bệnh bạch cầu mãn tính dòng Lympho T, một phân nhóm của bệnh bạch cầu mạn tính dòng tế bào Lympho Chronic lymphocytic leukemia- CLL.
Tế bào T là một loại bạch cầu trực tiếp hỗ trợ hệ miễn dịch của cơ thể chống lại sự nhiễm trùng.
Phân nhóm của bệnh bạch cầu dòng tế bào Lympho T
Các phân nhóm của bệnh bạch cầu dòng tế bào Lympho T bao gồm:
- Bệnh bạch cầu dòng tế bào lympho có hạt lớn (Large granular lymphocytic leukemia – LGLL). LGLL là bệnh bạch cầu dòng tế bào lympho T tăng trưởng chậm. Bệnh này thường phổ biến ở nữ giới hơn nam giới. Nguyên nhân của LGLL còn chưa được tìm ra. Tuy nhiên, khoảng 30% người mắc bệnh bạch cầu dòng tế bào lympho có hạt lớn cũng mắc chứng viêm khớp. Chứng viêm khớp là một bệnh mãn tính do sưng phồng trong các khớp ở bàn tay, bàn chân, cổ tay, đầu gối, hông, hoặc vai. Ngoài ra, gần một nửa số bệnh nhân mắc LGLL có hệ gen bị biến đổi ở gen STAT3 hoặc ở một gen khác
- Bệnh bạch cầu dòng tế bào tiền lympho T (T-cell prolymphocytic leukemia- T-PLL). T-PLL là một kiểu phụ tấn công của bệnh bạch cầu mãn tính. Bệnh bạch cầu dòng tế bào lympho T trưởng thành xảy ra đa số ở người trưởng thành. T-PLL thường phổ biến ở nam giới lúc về già, nhưng ở nữ giới cũng có thể nhiễm T-PLL. Bệnh có thể có thể tác động vào da nhưng theo cách khác so với bệnh Sezary (tham khảo phía dưới). Bệnh nhân mắc T-PLL thường có biến đổi gen trong tế bào lympho T được gọi là sự sắp xếp lại thụ thể tiếp nhận ở tế bào lympho T và thường liên quan đến sự sinh trưởng bất thường của tế bào lympho T. Kiểu thay đổi gen này xuất hiên từ sự tổn thương ở các gen trong cuộc đời của con người. Bệnh cũng không truyền từ bố mẹ sang con cái.
- Bệnh ung thư tế bào bạch cầu dòng lympho T trưởng thành (Adult T-cell leukemia/lymphoma – ATLL). ATLL có 4 loại phụ. Tùy theo những điểm đặc trưng khác nhau, bệnh được chia thành nhiều loại như âm ỉ, mãn tính, cấp tính hoặc ung thư hạch dòng tế bào lympho T trưởng thành. Ung thư hạch là ung thư xảy ra trong hệ bạch huyết. Loại cấp tính và loại ung thư hạch bạch huyết dòng tế bào lympho T tiến triển nhanh chóng. ATLL nguyên nhân do virus phiên mã ngược, virus bạch cầu dòng tế bào lympho T ở người (human T-cell leukemia virus – HTLV1).
Hội chứng sezary. Hội chứng Sezary là một dạng của bệnh u sùi dạng nấm, là một u lympho T ở dưới da. Bệnh Sezary thường diễn biến chậm, mất nhiều năm tiến triển từ u sùi dạng nấm. Bệnh thường được chẩn đoán khi một lượng lớn các tế bào u lympho được tìm thấy ở trong máu, thường đi kèm đỏ da toàn thân, chứng đỏ da.
Tìm kiếm thêm sự hướng dẫn giới thiệu?
Nếu bạn muốn thêm chỉ dẫn, hãy tìm hiểu những thông tin liên quan này. Hãy ghi chú lại những đường link sau sẽ đưa bạn tới những phần khác trên Cancer.Net:
- Các đáp án ASCO Answerstờ thông tin: Đọc 1-trang thực tế cung cấp lời giới thiệu về bệnh bạch cầu mãn tính. Ở trong tờ thông tin lưu trữ ở dạng PDF nên rất dễ dàng in ra.
- Video tư vấn cho bệnh nhân trên Cancer.Net: Xem đoạn video ngắn được đưa ra bởi một chuyên gia của ASCO trong lĩnh vưc bệnh bạch cầu sẽ cung cấp những thông tin cơ bản và các phạm vi nghiên cứu.
Mục tiếp theo trong phần hướng dẫn này là thống kê. Mục đó sẽ hỗ trợ giải thích số người được chẩn đoán mắc bênh và những tỷ lệ chung còn lại. Bạn có thể sủ dụng menu chọn một phần khác để đọc trong phần hướng dẫn này.
Thống kê
Nguồn: Thống kê
Được phê chuẩn bởi Ban biên tập Cancer.Net, 01/2018
Ở phần này: Bạn sẽ tìm thấy thông tin về số lượng người được chẩn đoán bệnh bạch cầu mỗi năm. Đồng thời, bạn cũng đọc được nhưng thông tin phổ biến còn lại về bệnh này. Hãy nhớ rằng, tỷ lệ tồn tại phụ thuộc vào các yếu tố khác nhau. Sử dụng menu để nhìn thấy nhiều trang thông tin khác.
Trong năm này, ước lượng có 60.300 người trong mọi độ tuổi (35.030 ở nam giới và 25.270 ở nữ giới) của Hoa Kì có thể được chẩn đoán mắc bệnh bệnh bạch cầu. Trong số liệu này, khoảng 20.940 người (12.990 người nam và 7.950 người nữ) có thể mắc bệnh bạch cầu mãn tính.
Khoảng 4.510 ca tử vong (2.790 ở nam giới và 1.720 nữ giới) có thể do bệnh bạch cầu mãn tính gây nên trong năm nay. Bệnh bạch cầu dòng tế bào lympho T hiếm khi xảy ra, và số người được chẩn đoán mắc mỗi năm một giảm đi. Các bác sĩ cũng không thể tuyên bố chắc chắn người mắc bệnh bạch cầu dòng tế bào lympho T có thể kéo dài cuộc sống trong bao nhiêu lâu. Quan trọng là hãy nhớ rằng trong thống kê về tỷ lệ những người mắc bệnh bạch cầu còn sống sót chỉ là ước lượng.
Hãy trao đổi với với bác sĩ nếu bạn có bất kì thắc mắc trong vấn đề này.
Tham khảo thêm thông tin Thống kê.
Bản thống kê tùy chỉnh theo công bố của Hiệp hội ung thư Hoa Kỳ, Thông tin đầy đủ và chính xác về ung thư 2018.
Mục tiếp theo trong phần hướng dẫn này là những yếu tố nguy hiểm. Mục đó sẽ nói về những yếu tố có nguy cơ làm gia tăng sự thay đổi trong tiến triển bệnh bạch cầu. Hãy sử dụng menu chọn một mục khác để đọc trong phần hướng dẫn này.
Những yếu tố nguy hiểm
Ở phần này: Bạn sẽ tìm thấy nhiều nhiều yếu tố làm tăng sự biến đổi trong tiến triển bệnh bạch cầu dòng tế bào lympho T. Sử dụng menu để nhìn thấy nhiều trang thông tin khác.
Một yếu tố nguy hiểm là bất kì yếu tố nào gây tăng nguy cơ phát triển ung thư ở người. Mặc dù các yếu tố thường ảnh hưởng đến sự tiến triển của bệnh bạch cầu, nhưng hầu như không trực tiếp gây nên bệnh. Vài người có một số yếu tố nguy hiểm nhưng không bao giờ bộc lộ bệnh bạch cầu, trong khi những người khác không mang những yếu tố nguy hiểm đã biết lại có thể mắc bệnh. Hiểu thêm về những yếu tố nguy hiểm và trao đổi chúng với bác sĩ có thể giúp bạn chọn lối sống và cách chăm sóc sức khỏe.
Nhìn chung, bệnh bạch cầu thỉnh thoảng có nguyên nhân do đột biến hoặc thay đổi trong gen. Đó có thể là đột biến gen được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác trong gia đình hoặc từ các yếu tố môi trường, như khói hoặc phơi nhiễm
Yếu tố nguy hiểm kèm theo có thể làm tạo cơ hội phát triển bệnh bạch cầu dòng tế bào lympho T ở người:
- Chủng tộc/Sắc Tộc. ATLL Bệnh bạch cầu dòng tế bào lympho T cấp tính phổ biến hơn ở người Nhật Bản, Tây Ấn, và người Mỹ gốc Phi.
Trong mục tiếp theo của phần hướng dẫn này là những triệu chứng và dấu hiệu. Mục này giải thích về những sự thay đổi của cơ thể hay những vấn đề y tế liên quan do bệnh này gây nên. Bạn có thể sử dụng menu chọn một mục khác để đọc trong phần hướng dẫn này.
Các triệu chứng và dấu hiệu
Ở phần này: Bạn sẽ biết được những biến đổi của cơ thể và những thứ khác có thể là dấu hiệu của một vấn đề nào đó cần sự chăm sóc y tế. Hãy sử dụng menu để xem những trang khác.
Người mắc bệnh bạch cầu dòng tế bào lympho T có thể trải qua những triệu chứng hoặc dấu hiệu sau. Đôi khi, bệnh nhân cũng không có bất thường nào hoặc nguyên nhân gây ra triệu chứng đó là do mắc bệnh khác không phải mắc bệnh bạch cầu.
Nhiễm trùng tái phát do số lượng thấp các tế bào bạch cầu chống nhiễm trùng gọi là bạch cầu trung tính.
- Dễ chảy máu hoặc bầm tím.
- Sốt không rõ nguyên nhân, ớn lạnh và/ hoặc đổ mồ hôi ban đêm.
- Mất mệt mỏi và/ hoặc giảm cân bất thường.
- Đau bụng dai dẳng, không giải thích được ở phía bên trái từ lá lách sưng (LGLL, T-PLL).
- Các hạch bạch huyết bị sưng (T-PLL, ATLL); các hạch bạch huyết là những cơ quan có hình dạng đậu nhỏ giúp chống nhiễm trùng.
- Phát ban hoặc tổn thương da (T-PLL, ATLL, hội chứng Sezary).
- Đi tiểu thường xuyên và/ hoặc táo bón do nồng độ canxi trong máu cao, được gọi là tăng calci huyết bệnh tăng canxi huyết (ATLL).
- Ngứa liên quan đến da (ATLL, hội chứng Sezary).
- Cảm thấy đầy bụng khi ăn hoặc đau bụng hoặc no (T-PLL).
Nếu bạn lo lắng về bất kỳ thay đổi nào bạn gặp phải, hãy nói chuyện với bác sĩ. Bác sĩ sẽ hỏi về các triệu chứng mà bạn đã trải qua trong bao lâu và tần số xuất hiện của chúng, và các câu hỏi khác. Điều này nhằm giúp tìm ra nguyên nhân của vấn đề, và được gọi là được gọi là chẩn đoán.
Nếu được chẩn đoán là bệnh bạch cầu, làm giảm các triệu chứng vẫn là một phần quan trong trong việc chăm sóc và điều trị. Điều này cũng có thể được gọi là kiểm soát triệu chứng, chăm sóc thuyên giảm hoặc chăm sóc hỗ trợ. Hãy nói chuyện với đội ngũ chăm sóc sức khỏe của bạn về các triệu chứng bạn gặp phải, bao gồm bất kỳ triệu chứng mới hoặc thay đổi triệu chứng.
Mục tiếp theo trong phần hướng dẫn này là những chẩn đoán. Mục này sẽ giải thích về những xét nghiệm kiểm tra cần thực hiện để hiểu thêm về những nguyên nhân gây nên các triệu chứng. Bạn có thể dùng menu chọn một mục khác để đọc trong phần hướng dẫn này.
Chẩn đoán
Ở phần này: Bạn sẽ tìm thấy nhiều xét nghiệm kiểm tra, các quy trình, và các nội soi cắt lớp mà các bác sĩ thường dùng để tìm ra nguyên nhân các vấn đề sức khỏe. Hãy sử dụng menu để xem các trang khác. Các bác sĩ thường dùng nhiều xét nghiệm máu, tủy xương để chẩn đoán bệnh bạch cầu. Đồng thời, họ cũng kiểm tra về mức độ tiến triển của bệnh và các phương pháp trị liệu thích hợp nhất.
Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh nhân khiến cho các bác sĩ nghi ngờ đó là bệnh bạch cầu. Nhưng kiểm tra máu hay tủy xương là còn đường duy nhất xác định người đó có mắc bệnh bạch cầu hay không.
Một loạt các tùy chọn để chẩn đoán bệnh bạch cầu dòng tế bào lympho T. Không phải tất cả các xét nghiệm kiểm tra được liệt kê đều phải làm hết cho tất cả mọi người. Các bác sĩ sẽ xem xét các yếu tố để chọn xét nghiệm chẩn đoán:
- Loại bệnh bạch cầu nghi ngờ.
- Các dấu hiệu và triệu chứng của bạn.
- Độ tuổi và tình trạng sức khỏe của bạn.
- Kết quả của những lần kiểm tra sức khỏe trước đây.
Ngoài khám sức khỏe ra, những xét nghiệm đi kèm cũng được sử dụng để chẩn đoán bệnh bạch cầu dòng tế bào lympho T:
- Các xét nghiệm máu: Để chẩn đoán bệnh bạch cầu dòng tế bào lympho T thường làm đầu tiên một xét nghiệm máu gọi là xét nghiệm huyết đồ (CBC). Một xét nghiệm huyết đồ đo lường mọi tế bào khác nhau trong máu khi nghi ngờ mắc bệnh bạch cầu dòng tế bào lympho T.
- Hút tủy và sinh thiết tủy xương: Có 2 quá trình tường tự nhau và thường cùng làm đồng thời để kiểm tra tủy xương. Tủy xương gồm mô tủy xương rắn và mô tủy. Khi hút tủy xương bằng kim sẽ lấy đi một ít dịch tủy. Còn sinh thiết tủy xương dùng kim sinh thiết lấy đi một ít mẫu mô tủy xương rắn.
Sau đó nhà nghiên cứu bệnh học sẽ phân tích các mẫu thu được. Nhà nghiên cứu bệnh học là bác sĩ chuyên về đưa ra lời giải thích về các xét nghiệm và đánh giá các tế bào, mô, cơ quan để chấn đoán bệnh. Vị trí thường hút và sinh thiết tủy xương là phần xương chậu, điểm ở phần lưng dưới ngang hông. Da vùng này thường được gây tê bằng thuốc trước. Các cách gây tê khác (thuốc làm mất cảm giác đau) cũng có thể được sử dụng.
- Xét nghiệm kiểm tra phân tử. Bác sĩ có thể đề nghị cho làm các xét nghiệm trên mẫu tủy xương trong phòng thí nghiệm để xác định các gen, protein đặc hiệu, và những yếu tố khác chỉ liên qua đến bệnh này.
- Immunophenotyping là xét nghiệm kiểm tra các kháng nguyên, một loại protein đặc hiệu trên bề mặt các tế bào bạch cầu. Immunophenotyping cho phép khẳng định chính xác các loại bệnh bạch cầu.
- Xét nghiệm di truyền tế bào là xét nghiệm kiểm tra các tế bào bạch cầu có các thay đổi bất thường ở nhiễm sắc thể. Xét nghiệm này hỗ trợ các bác sĩ tái khẳng định chẩn đoán và có thể giúp người bệnh có cơ hội bình phục.
Kết quả của những xét nghiệm trên cũng giúp ích phần nào trong việc chọn lựa phác đồ điều trị phù hợp (xem những lựa chọn điều trị) và sinh thiết tủy xương (xem xét ở trên).
- Sinh thiết: Sinh thiết là lấy đi một lượng nhỏ mô để xem xét dưới kính hiển vi. Bác sĩ bệnh học sẽ phân tích mẫu vật này. Ngoài hút tủy, sinh thiết tủy xương (xem ở trên), những loại sinh thiết sau có thể phụ thuộc vào kiểu bệnh bạch cầu dòng tế bào lympho T bị nghi ngờ:
- Sinh thiết da: Khi làm sinh thiết da, một mẫu da được lấy đi để tìm những tế bào lympho T trên mẫu da.
- Sinh thiết hạch bạch huyết: Bác sĩ làm sinh thiết bằng cách lấy đi một phần hoặc nguyên nốt bạch huyết để tìm những tế bào bạch cầu.
- Chụp cắt lớp vi tính (CT hoặc CATscan): Chụp CT tạo ra hình ảnh ba chiều bên trong cơ thể sử dụng tia X chụp từ các góc khác nhau. Máy tính kết hợp nhiều hình ảnh tạo thành một chi tiết, mặt cắt lớp có thể thấy rõ các bất thường, bao gồm sưng phồng bạch huyết, sưng phồng lách. Chụp cắt lớp có thể dùng để đo kích thước của một nốt bạch huyết bị phồng. Đôi khi, một loại thuốc nhuộm đặc biệt gọi là môi trường tương phản được thêm vào trước khi chụp để cung cấp hình ảnh sắc nét hơn. Thuốc này thường được tiêm vào tình mạch hoặc cho bệnh nhân uống qua viên nén.
Sau khi làm xong những xét nghiệm chẩn đoán, bác sĩ sẽ tổng hợp lại các kết quả của bạn. Nếu được chẩn đoán mắc bệnh bạch cầu, những kết quả này sẽ giúp bác sĩ định rõ bệnh hơn.
Mục tiếp theo trong phần hướng dấn này là các giai đoạn của bệnh. Mục này sẽ giải thích làm thế nào mà các bác sĩ có thể xác định được sự tiến triển của hầu hết các giai đoạn bệnh ung thư bạch cầu cũng như sự khác biệt của các loại bệnh bạch cầu dòng tế bào lympho T. Hãy dùng menu chọn phần khác để đọc trong phần hướng dẫn này.
Các giai đoạn
Ở phần này: Bạn sẽ hiểu được làm thế nào mà các bác sĩ có thể xác định được sự tiến triển của hầu hết các giai đoạn bệnh ung thư bạch cầu cũng như sự khác biệt của các loại bệnh bạch cầu dòng tế bào lympho T. Hãy dùng menu để xem các trang khác.
Nhìn chung, sự tổ chức là một cách định vị vị trí của khối u, liệu nó đã di tản ra, hay gây ảnh hưởng đến các phần khác của cơ thể. Không giống như các khối u rắn, không có hệ thống sự tổ chức tiêu chuẩn cho LGLL, T-PLL, ATLL, hoặc hội chứng Sezary. Tuy nhiên, các bác sĩ vẫn dùng các xét nghiệm chẩn đoán như những gì đã nói ở trên trong phần các triệu chứng để đánh giá về bệnh bạch cầu dòng tế bào lympho T giúp chọn lựa cách điều trị phù hợp nhất và đoán tiên lượng bệnh, tạo cơ hội bình phục. Hãy trình bày các triệu chứng tỉ mỉ về loại bệnh bạch cầu cụ thể sẽ giúp bác sĩ đưa ra đánh giá hữu hiệu.
Các thông tin liên quan đến bệnh bạch cầu sẽ hỗ trợ bác sĩ đưa ra kế hoạch trị liệu đặc hiệu. Mục tiếp theo trong phần hướng dẫn nàu là các lựa chọn điều trị. Hãy sử dụng menu chọn một mục khác để đọc trong phần hướng dẫn này.
Xem thêm: Bệnh bạch cầu mãn tính dòng tế bào lympho T- Phần 2