Nội dung chính
Răng miệng
- Rơ miệng mỗi ngày vào buổi tối trước khi đi ngủ bằng nước sạch hay nước muối sinh lý hay dung dịch denicol hay borate, gạc sạch , dụng cụ có hình trong album ảnh rồi
- Khi có răng thì cũng chà răng bằng gạc, lớn chút đánh răng bằng nước sạch hay nước muối sinh lý, 3 tuổi có thể bé nhả kem thì dùng kem đánh răng
Loại bỏ các thói quen xấu
- Hạn chế bú bình ban đêm sẽ làm sâu và mòn men răng của các răng sữa.
- Sữa hoặc nước trái cây bám trên bề mặt răng suốt đêm sẽ phá hủy cấu trúc của răng.
- Khi trẻ ngủ, lưu lượng nước bọt trong miệng giảm làm răng dễ sâu hơn.
- Tập trẻ uống sữa bằng ly và phải vệ sinh răng trước khi đi ngủ.
- Không ăn nhiều bánh kẹo, uống nhiều nước ngọt là một trong những yếu tố làm răng dễ bị sâu. Do chất ngọt trong các thực phẩm trên bị vi khuẩn trong miệng lên men thành acid gây sâu răng.
- Không ăn ngậm, ăn thức ăn quá nóng hay quá lạnh có thể làm hại sức khỏe răng miệng của trẻ.
Tăng cường các thói quen tốt:
- Vệ sinh răng miệng ngay sau khi ăn và trước khi đi ngủ là biện pháp chăm sóc răng miệng hiệu quả và ít tốn kém nhất.
- Khi có điều kiện cho trẻ đi khám răng định kì mỗi 6 tháng
(Chia sẻ của chuyên gia RHM bv nhi đồng 1)
Hôi miệng ở trẻ em
- Chủ yếu mùi hôi là từ răng miệng, số ít là từ dạ dày
- Do vệ sinh răng chưa đạt, do viêm nướu
- Do một số thức ăn tạo mùi
- Thường trẻ nhỏ có thể do thiếu nước bọt: do uống không đủ nước, do thở bằng miệng vì nghẹt mũi hay tắt mũi, do thuốc làm khô nước bọt
Mũi
- Nhỏ mũi nước muối sinh lý sau tắm mỗi bên 1 giọt, sau khi đi ra ngoài về cũng nhỏ
- Ngay sau khi đi nhà trẻ về thì làm sạch mũi ngay
- Không dùng tăm bông ngoáy mũi, cần thì làm bấc sâu kèn
- Không nên hút mũi băng dụng cụ vì không thể làm sạch và áp lực không chính xác gây trầy niêm mạc
- Nhỏ nước muối sinh lý như vậy không có gì làm lạm dung
Mắt
- Không cần nhỏ hằng ngày
- Sau khi đi bơi xong hay nghĩ có bụi bay vào mắt thì nhỏ nước muối sinh lý
- Nghi hẹp lệ đạo thì nhỏ nước muối sinh lý, day góc trong mắt
Tai
- Ráy tai thì nhỏ nước muối sinh lý rồi bé tự đẩy ra
- Không tự lấy ráy tai, cần thì đi bác sĩ TMH lấy
- Không cho bé chơi tăm bông ngoáy tai, không cho bắt chước người lớn tự ngoáy tai
Tài liệu tham khảo
- https://www.facebook.com/Hoibsnhidong/posts/2100236450205850
- https://www.facebook.com/notes/hỏi-bác-sĩ-nhi-đồng/bài-ghim-là-bài-này-nhưng-không-hỏi-vào-đây/1795111317385033/
- https://www.facebook.com/Hoibsnhidong/posts/2021218914774271