Thứ Bảy , 13 Tháng Tư 2024

Chuyển dạ sinh non và sinh non

Bài viết thứ 1 trong 8 bài thuộc chủ đề Sinh non
 

Chuyển dạ sinh non là gì?

Chuyển dạ sinh non là sự co bóp có chu kỳ của tử cung tạo ra một số biến đổi ở cổ tử cung, xảy ra trước 37 tuần của thai kỳ. Những biến đổi này bao gồm: xóa (cổ tử cung ngắn lại), và mở (cổ tử cung mở ra giúp cho thai thi có thể lọt vào ống đẻ).

Sinh non là gì?

Sinh non là trẻ được sinh ra vào khoảng thời gian từ tuần thứ 20 đến trước tuần thứ 37 của thai kỳ.

Tại sao cần phải quan tâm đến sinh non?

Sinh non cần phải được quan tâm, vì thai quá non tháng có thể chưa được phát triển đầy đủ, và mang những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, như bại não có thể để lại di chứng suốt đời. Một số di chứng khác, như giảm khả năng học tập, có thể xuất hiện muộn hơn, ở giai đoạn trẻ em hoặc khi đã trưởng thành.

Những trẻ sinh non nào sẽ có nguy cơ cao nhất về sức khỏe?

Trẻ sẽ có các nguy cơ về sức khỏe cao nhất nếu sinh ra trước 34 tuần. Tuy nhiên, những trẻ sinh từ 34 tuần đến 37 tuần cũng tồn tại những nguy cơ về sức khỏe khác.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ sinh non?

Yếu tố làm gia tăng nguy cơ sinh non, bao gồm:

Cần làm gì để dự phòng sinh non khi có yếu tố nguy cơ cao?

Nếu sản phụ có tiền sử sinh non và đang có kế hoạch mang thai, cần đi khám trước khi thụ thai để đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho quá trình mang thai. Khi biết mình có thai, cần đảm bảo được chăm sóc trước sinh sớm. Sản phụ nên được giới thiệu đến các bác sĩ có chuyên môn trong việc quản lý các thai kỳ nguy cơ cao. Ngoài ra, sản phụ có thể được chỉ định một số thuốc hoặc phương pháp điều trị nhằm dự phòng sinh non nếu có các yếu tố nguy cơ. Điều trị cụ thể dựa trên tình trạng cá nhân và các yếu tố nguy cơ sinh non.

Những dấu hiệu và triệu chứng nào của chuyển dạ sinh non và cách xử trí?

Gọi cho bác sĩ sản khoa ngay lập tức nếu có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng sau:

  • Thay đổi tính chất dịch tiết âm đạo (nước, nhầy hoặc có máu)
  • Gia tăng lượng dịch tiết
  • Đau vùng chậu hoặc vùng bụng dưới
  • Thường xuyên đau vùng thắt lưng
  • Đau quặn bụng dưới, có hoặc không có tiêu chảy
  • Thường xuyên có các cơn gò tử cung, có thể không đau
  • Vỡ ối (nước ối chảy ra thành dòng hoặc chảy từng giọt)
Xem thêm bài Làm gì khi có dấu hiệu chuyển dạ sinh non?

Chẩn đoán chuyển dạ sinh non như thế nào?

Chẩn đoán chuyển dạ sinh non khi có sự thay đổi ở cổ tử cung. Bác sĩ sản khoa có thể sẽ khám âm đạo để xem có sự thay đổi ở cổ tử cung hay không. Sản phụ cần phải được theo dõi và đánh giá nhiều lần trong vài giờ. Theo dõi cơn co tử cung như thế nào. Bác sĩ sản khoa sẽ chỉ định một số xét nghiệm để xác định sản phụ có cần nằm viện hoặc chăm sóc đặc biệt ngay lúc đó hay không. Bác sĩ có thể chỉ định Siêu âm qua đường âm đạo để đo chiều dài cổ tử cung và định lượng nồng độ fetal fibronectin, một loại protein trong dịch tiết âm đạo. Sự xuất hiện của protein này có liên quan đến sinh non.

Nếu có chuyển dạ sinh non thì có khả năng tiến triển đến sinh non không?

Rất khó để bác sĩ có thể tiên lượng chuyển dạ sinh non tiến triển đến sinh non hay không. Chỉ 10% sản phụ có chuyển dạ sinh non sẽ đưa đến sinh non trong vòng 7 ngày tiếp theo. Có khoảng 30% chuyển dạ sinh non sẽ tự dừng lại.

Điều gì sẽ xảy ra nếu chuyển dạ sinh non tiếp tục tiến triển?

Thuốc chống sinh non

Nếu chuyển dạ sinh non tiếp tục tiến triển, mục tiêu điều trị là đảm bảo tốt nhất sức khỏe của mẹ và thai nhi. Khi đó, bác sĩ sẽ chỉ định một số thuốc để trì hoãn quá trình chuyển dạ như corticosteroids, magnesium sulfate và thuốc giảm gò tử cung.

Corticosteroids là gì?

Corticosteroids là thuốc qua được nhau thai và giúp cho sự phát triển của phổi, não, hệ tiêu hóa thai nhi. Corticosteroids được sử dụng tốt nhất vào khoảng thời gian từ 24 tuần đến 34 tuần của thai kỳ, nhưng cũng có thể cân nhắc giữa 23 và 24 tuần của thai kỳ.

Magnesium sulfate là gì?

Magnesium sulfate có thể được chỉ định khi thai dưới 32 tuần có chuyển dạ sinh non và có nguy cơ sinh non trong 24 giờ tiếp theo. Thuốc này có thể làm giảm nguy cơ bại não do sinh rất non.

Thuốc giảm gò tử cung là gì?

Thuốc giảm gò tử cung là thuốc được sử dụng để trì hoãn sinh trong một khoảng thời gian ngắn (đến 48 giờ). Thuốc được sử dụng cùng lúc với corticosteroids hoặc magnesium sulfate hoặc trong thời gian chuyển sản phụ đến bệnh viện. Ngoài tác dụng bảo vệ hàng rào máu não, magnesium sulfate còn được sử dụng như là một thuốc giảm gò tử cung.

Xem thêm bài Các phương pháp điều trị sinh non

Điều gì sẽ xảy ra nếu chuyển dạ không ngừng lại?

Nếu chuyển dạ không ngừng lại sẽ dẫn đến sinh non. Khi đó sản phụ và thai nhi sẽ được chăm sóc bởi một nhóm các bác sĩ chuyên khoa. Đội ngũ này sẽ có một bác sĩ nhi sơ sinh, chuyên điều trị các vấn đề xảy ra ở trẻ mới sinh. Việc chăm sóc thai nhi phụ thuộc vào phương pháp sinh. Trẻ sơ sinh non tháng cần được chăm sóc đặc biệt ở đơn vị chăm sóc tích cực (NICU).

Giải thích thuật ngữ

Bại não: Một khuyết tật lâu dài của hệ thần kinh ảnh hưởng trên trẻ em, trong đó khả năng điều khiển các cử động hoặc tư thế trở nên bất thường. Đây không phải là kết quả của một bệnh được các nhà khoa học công nhận

Cổ cử cung: Phần nằm dưới tử cung và phía trên âm đạo. Có dạng hình phễu

Cortiosteroids: Hormones giúp cho phổi của thai nhi trưởng thành, dùng trong viêm khớp hoặc một số bệnh khác.

Fetal Fibronection: là một protein giúp cho túi ối gắn vào bên trong lòng tử cung

Thai nhi: Cơ thể phát triển trong tử cung từ tuần thứ 9 đến cuối thai kỳ

Magnesium sulfate: Thuốc giúp dự phòng bại não ở những sản phụ chuyển dạ sinh non và có nguy cơ sinh non trước 32 tuần thai kỳ

Khám âm đạo: Khám thực thể về cơ quan sinh dục nữ

Nhau thai: Cơ quan trao đổi chất giữa mẹ và thai nhi

Chăm sóc trước sinh: Chương trình chăm sóc cho một phụ nữ có thai trước khi sinh con

Thuốc giảm gò tử cung: Thuốc giúp làm giảm tần số và cường độ cơn gò tử cung

Siêu âm qua đường âm đạo: Một dạng siêu âm dùng thiết bị thiết kế đặc biệt được đặt vào trong âm đạo để khảo sát.

Tử cung: Cơ quan nằm ở vùng chậu phụ nữ, là nơi để phôi thai làm tổ và phát triển trong thai kỳ.

Tài liệu tham khảo

https://www.acog.org/Patients/FAQs/Preterm-Premature-Labor-and-Birth