Đề phòng trẻ bị động vật tấn công
- Thú nuôi mới, nhà có trẻ sơ sinh, 2-3 tuần đầu là không cho trẻ gần vật thú 1 mình
- Trẻ nhỏ không cho tiếp xúc với thú nuôi, tốt nhất là trẻ 5-6 tuổi hãy cho tiếp xúc và tìm hiểu thú nuôi
- Dạy trẻ cách vuốt ve chó mèo phần lưng, không cho đùa giỡn phần mặt, đầu và phần đuôi, không cho kéo đuôi, không chơi trò giấu xương, giấu đồ ăn mà chúng thích
- Nghiêm khắc không cho trẻ chọc thú nuôi khi ăn hay khi ngủ
- Không để trẻ nhỏ một mình với thú nuôi vì bé không biết thú nuôi đang muốn gì
- Chích ngừa dại cho thú nuôi
- Dạy trẻ không nên tiếp cận với thú nuôi lạ, không có “con chó” nào gọi là hiền cả
- Dạy trẻ không bỏ chạy, đạp xe, ném đá khi khi chó lạ đến gần hay sủa về phía trẻ – Thay vì dạy trẻ nhìn thẳng vào mắt chó và lùi lại dần dần
- Nếu nhà có thành viên mới (trẻ mới sinh) hay súc vật mới nên khóa miệng lại
- Chó nhà có thể ghen tức và tấn công trẻ do cách chăm sóc của người thân
Khi trẻ bị động vật cắn nên
- Rửa sạch vết thường bằng nước sạch hay xà phòng, bôi các thuốc có tác dụng sát khuẩn, băng lại
- Xin ý kiến bác sĩ về chủng ngừa uốn ván (thường đủ mũi ngừa lúc nhỏ có thể ngừa được 5-10 năm); ý kiến về chích ngừa dại hay không
- Khi vết cắn sưng to có dấu nhiễm trùng thì đi khám
Tài liệu tham khảo
- https://www.facebook.com/Hoibsnhidong/posts/1715178605378305
- https://www.facebook.com/Hoibsnhidong/posts/1693681020861397
- https://www.facebook.com/Hoibsnhidong/posts/2102094683353360