Nội dung chính
- 1 Tên chung quốc tế immunoglobulin kháng viêm gan B
- 2 Dạng thuốc và hàm lượng immunoglobulin kháng viêm gan B
- 3 Chỉ định immunoglobulin kháng viêm gan B
- 4 Chống chỉ định immunoglobulin kháng viêm gan B
- 5 Thận trọng immunoglobulin kháng viêm gan B
- 6 Liều lượng và cách dùng immunoglobulin kháng viêm gan B
- 7 Tác dụng không mong muốn immunoglobulin kháng viêm gan B
- 8 Độ ổn định và bảo quản immunoglobulin kháng viêm gan B
Globulin miễn dịch kháng viêm gan B (người)
Tên chung quốc tế immunoglobulin kháng viêm gan B
Hepatitis B immunoglobulin (HBIg).
Dạng thuốc và hàm lượng immunoglobulin kháng viêm gan B
HBIg được điều chế từ huyết tương của những người có kháng thể cao đối với kháng nguyên bề mặt virus viêm gan B (HBsAg) theo đúng quy định của TCYTTG.
Chỉ định immunoglobulin kháng viêm gan B
Miễn dịch thụ động (kết hợp với vaccin viêm gan B) để dự phòng viêm gan B cho người tiếp xúc với virus này hoặc có tiếp xúc với các vật liệu (máu, huyết tương…) dương tính với HBsAg.
Chống chỉ định immunoglobulin kháng viêm gan B
Mẫn cảm với thuốc hay bất kỳ 1 thành phần nào trong dạng bào chế; viêm gan B cấp hoặc mạn tính đang tiến triển.
Thận trọng immunoglobulin kháng viêm gan B
Tránh tiêm thuốc vào tĩnh mạch; thận trọng đối với người thiếu hụt IgA, giảm tiểu cầu hoặc rối loạn cầm máu, người có HBsAg dương tính.
Liều lượng và cách dùng immunoglobulin kháng viêm gan B
Cách dùng: Tiêm bắp sâu. Dự phòng sau khi tiếp xúc, tiêm bắp sâu (càng sớm càng tốt sau khi tiếp xúc), người lớn 500 đv; trẻ em dưới 5 tuổi 200 đv, 5 – 9 tuổi 300 đv; sơ sinh 200 đv càng sớm càng tốt sau khi sinh. Cần tham khảo hướng dẫn của nhà sản xuất.
Tác dụng không mong muốn immunoglobulin kháng viêm gan B
Xem Mục 19.1.
Độ ổn định và bảo quản immunoglobulin kháng viêm gan B
Bảo quản ở nhiệt độ lạnh 2 – 8 o C, tránh đông lạnh.
http://nidqc.org.vn/duocthu/602/