Nội dung chính
- 1 Những lựa chọn điều trị
- 1.1 Tổng quan về phương pháp điều trị
- 1.2 Giám sát chủ động/ quan sát và chờ đợi
- 1.3 Hóa trị liệu
- 1.4 Liệu pháp miễn dịch
- 1.5 Điều trị đích
- 1.6 Xạ trị
- 1.7 Phẫu Thuật
- 1.8 Ghép tế bào gốc/ cấy ghép tủy xương
- 1.9 Điều trị các triệu chứng và tác dụng phụ
- 1.10 Các chăm sóc đặc biệt cho từng loại bệnh bạch cầu dòng tế bào lympho T
- 1.11 Sự thuyên giảm và sự tái phát ngẫu nhiên
- 1.12 Khi điều trị không mang lại hiệu quả
- 2 Thử nghiệm lâm sàng
- 3 Nghiên cứu mới nhất
Nguồn: Bệnh bạch cầu mãn tính dòng tế bào lympho T
Xem thêm: Bệnh bạch cầu mãn tính dòng tế bào lympho T- Phần 1
Những lựa chọn điều trị
Ở phần này: Bạn sẽ hiểu thêm về các trị liệu khác nhau mà các bác sĩ đang áp dụng đối với những bệnh nhân bị bệnh bạch cầu. Hãy sử dụng mục lục để xem các trang khác.
Mục này nói về các phương pháp điều trị mà chúng chính là những tiêu chuẩn trong chăm sóc cho loại bệnh bạch cầu này. “Tiêu chuẩn trong chăm sóc” có nghĩa là phương pháp điều trị tốt nhất được biết đến. Khi đưa ra quyết định điều trị, bệnh nhân được khuyến khích cân nhắc tham gia những cuộc thử nghiệm lâm sàng. Một cuộc thử nghiệm lâm sàng là một cuộc thử nghiệm nhằm tiếp cận phương pháp điều trị mới. Các bác sĩ muốn tìm hiểu xem phương pháp điều trị mới liệu có an toàn không, có hiệu quả không và có tốt hơn phương pháp điều trị tiêu chuẩn hay không. Thử nghiệm lâm sàng có thể thử nghiệm về một thứ thuốc mới, một sự kết hợp giữa các phương pháp điều trị tiêu chuẩn hoặc cũng có thể là thử nghiệm về liều lượng thuốc hoặc những phương pháp điều trị khác. Các bác sĩ sẽ giúp bạn trong việc xem xét về những lựa chọn. Để tìm hiểu thêm về thử nghiệm lâm sàng, xem thêm phần Những thử ngiệm lâm sàng và Những nghiên cứu mới nhất.
Tổng quan về phương pháp điều trị
Trong điều trị ung thư, những bác sĩ có chuyên ngành khác nhau thường làm việc cùng nhau để đưa ra một kế hoạch điều trị tổng quát phối hợp nhiều nhiều phương pháp trị liệu khác nhau cho bệnh nhân. Đây gọi là một nhóm đa ngành. Các nhóm chăm sóc ung thư bao gồm nhiều chuyên gia chăm sóc sức khỏe, như là: hộ lý cho bác sĩ, điều dưỡng viên khoa ung thư, nhân viên công tác xã hội, dược sĩ, chuyên gia tư vấn, chuyên gia dinh dưỡng và những nhân viên khác.
Mục đích của việc điều trị một bênh ung thư có họ hàng với nhau nhằm làm thuyên giảm bệnh tình. Sự thuyên giảm là khi mà bệnh bạch cầu trong cơ thể không thể bị phát hiện hoặc không có triệu chứng để nhận biết. Điều này được gọi là “không có bằng chứng về bệnh (no evidence of disease)” hoặc NED.
Dưới đây liệt kê ra những sự mô tả về những phương pháp điều trị phổ biến cho bệnh bạch cầu Lympho T, theo sau đó là tóm tắt về từng phương pháp. Để lựa chọn được phương pháp điều trị thì cần phải phụ thuộc vào một vài yếu tố bao gồm loại bệnh bạch cầu, những tác dụng phụ có thể xảy ra, mong muốn của bệnh nhân và tình trạng sức khỏe tổng quát của họ. Kế hoạch điều trị của bạn có thể bao gồm cả việc điều trị những triệu chứng và các tác dụng phụ, đó là một phần quan trọng trong bản kế hoạch. Hãy dành thời gian để tìm hiểu thêm về phương pháp điều trị mà bạn đã lựa chọn, và phải đưa ra những câu hỏi về những vấn đề mà bạn chưa thật sự rõ ràng. Hãy nói với bác sĩ về mục tiêu của từng phương pháp và hỏi họ những gì mà bạn có thể nhận được khi được điều trị bởi những phương pháp đó. Tìm hiểu thêm về Đưa ra những quyết định điều trị.
Giám sát chủ động/ quan sát và chờ đợi
Trong quá trình giám sát chủ động, những bệnh nhân bệnh bạch cầu sẽ được theo dõi máu và làm những xét nghiệm khác trong các đợt kiểm tra định kì. Những đợt kiểm tra này được thực hiện để theo dõi số lượng tế bào máu và tìm kiếm các dấu hiệu cho thấy bệnh tình đang chuyển biến xấu. Những nghiên cứu chỉ ra rằng, với những người mang những đặc điểm bệnh tật nhất định, giám sát chủ động là vô hại khi được so sánh với việc bắt đầu điều trị sớm.
Quá trình điều trị chỉ bắt đầu khi cơ thể có những dấu hiệu cho thấy bệnh đang chuyển biến xấu, như là: hay mệt mỏi, đổ mồ hôi vào ban đêm, hạch bạch huyết sưng to, số lượng tế bào máu ngày càng giảm. Bệnh nhân mắc bệnh bạch cầu được khuyến nghị nên nói chuyện với bác sĩ về những triệu chứng cần phải được điều trị và phải cân nhắc giữa những lợi ích mà phương pháp điều trị mang lại với những tác dụng phụ mà phương pháp đó có thể gây ra.
Hóa trị liệu
Hóa trị liệu là phương pháp sử dụng các loại thuốc để tiêu diệt các tế bào ung thư, thường dùng để ngăn chặn sự phát triển và phân chia của tế bào ung thư. Hóa trị được đề xuất bởi một bác sĩ chuyên khoa ung thư, chuyên điều trị ung thư bằng thuốc, hoặc một nhà huyết học chuyên việc điều trị các chứng rối loạn máu.
Hóa trị liệu toàn phần được đưa vào máu nhằm tiếp cận với những tế bào ung thư ở khắp cơ thể. Cách thông thường làm hóa trị liệu là đặt vào tĩnh mạch một ống truyền tĩnh mạch bằng cách sử dụng kim tiêm hoặc uống một viên thuốc hay một viên con nhộng.
Lịch trình hóa trị liệu thường bao gồm số lượng chu kì được đưa ra trong một khoảng thời gian. Một bệnh nhân có thể được nhận một thuốc một lần hoặc một sự kết hợp giữa các loại thuốc khác nhau cùng một lúc. Những loại thuốc cụ thể được dùng để chữa bệnh bạch cầu Lympho T được liệt kê ở phần “Các phương pháp điều trị riêng cho các loại tế bào Lympho T”.
Tác dụng phụ của hóa trị liệu phụ thuộc vào từng cá nhân và liều lượng được sử dụng, nhưng chúng có thể gây mệt mỏi, nguy cơ nhiễm trùng, buồn nôn và nôn, rụng tóc, chán ăn và tiêu chảy. Những tác dụng phụ này thường biến mất khi quá trình điều trị kết thúc.
Tìm hiểu thêm thông tin cơ bản về hóa trị liệu và sự chuẩn bị cho điều trị. Những thuốc điều trị ung thư đang tiếp tục được đánh giá. Hãy nói chuyện với bác sĩ của bạn thường là cách tốt nhất để hiểu thêm về thuốc được kê cho bạn, tác dụng của chúng, các tác dụng phụ có thể có hoặc sự phản ứng với các loại thuốc khác. Tìm hiểu thêm về đơn thuốc của bạn bằng cách sử dụng cơ sở dữ liệu thuốc có thể tìm kiếm.
Liệu pháp miễn dịch
Liệu pháp miễn dịch, hay còn gọi là liệu pháp sinh học, được tạo ra nhằm tăng cường khả năng tự bảo vệ của cơ thể để chống lại bệnh bạch cầu. Nó sử dụng nguyên liệu được tạo ra từ cơ thể hoặc ở trong phòng thí nghiệm nhằm nâng cấp, đặt mục tiêu hoặc khôi phục lại chức năng hệ miễn dịch. Iinterferon alpha tái tổ hợp (Alferon, Infergen, Intron A, Roferon-A) được dùng như là một phương pháp điều trị ATLL. Interferon là một loại protein tự nhiên được tìm thấy trong cơ thể có chức năng kích thích hệ miễn dịch.
Những liệu pháp miễn dịch khác nhau có thể gây ra những tác dụng phụ khác nhau. Để biết thêm về những tác dụng phụ có thể xảy ra khi điều trị liệu pháp miễn dịch được khuyến nghị cho bạn, hãy trao đổi thêm với các bác sĩ. Tìm hiểu thêm ở mục Liệu pháp miễn dịch.
Điều trị đích
Điều trị đích là phương pháp điều trị hướng đến các gen, protein hoặc môi trường đang giúp cho tế bào ung thư sống sót và phát triển. Phương pháp này ngăn chặn sự phát triển và tăng sinh của tế bào ung thư, đồng thời vẫn giảm thiểu thiệt hại cho các tế bào khỏe mạnh.
Những nghiên cứu gần đây cho biết không phải tất cả các loại ung thư nào cũng có “đích” tương tự nhau. Để tìm ra cách điều trị có hiệu quả nhất, bác sĩ của bạn có thể thực hiện các xét nghiệm để xác định các gen, protein và các yếu tố khác liên quan đến bệnh bạch cầu của bạn. Điều này có thể giúp các bác sĩ đưa ra những phương pháp điều trị hiệu quả nhất đối với từng bệnh nhân bất cứ khi nào có thể. Hơn nữa, hiện nay nhiều nghiên cứu đang được tiến hành để tìm hiểu thêm về những phân tử đích cụ thể và những phương pháp điều trị mới hướng đến chúng. Tìm hiểu thêm ở mục tiêu điều trị.
Đối với bệnh bạch cầu Lympho T, một kiểu điều trị đích được gọi là kháng thể đơn dòng có thể được sử dụng. Nó nhận biết và gắn vào với protein đặc hiệu trên bề mặt tế bào bạch cầu. Nó không gây ảnh hưởng đến các tế bào không có protein đó, có thể tiêu diệt một số tế bào ung thư bạch cầu. Hãy trao đổi với bác sĩ của bạn về từng những tác dụng phụ có thể xảy ra với các loại thuốc bạn được kê và cách kiểm soát chúng.
Xạ trị
Xạ trị là liệu pháp sử dụng tia X hoặc các hạt năng lượng cao để tiêu diệt tế bào ung thư. Những bác sĩ chuyên sử dụng xạ trị để chữa trị các tế bào ung thư được gọi là bác sĩ nội khoa ung thư chuyên xạ trị. Loại xạ trị phổ biến là ngoại xạ trị, đây là loại xạ trị mà sử dụng chùm tia phóng xạ từ một máy đặt ở bên ngoài cơ thể. Khi xạ trị được áp dụng trong việc cấy ghép, thì nó được gọi là nội xạ trị hoặc liệu trị ngắn. Phác đồ trị liệu bức xạ, thường bao gồm một số lượng điều trị cụ thể được đưa ra trong một khoảng thời gian nhất định.
Các tác dụng phụ của xạ trị bao gồm mệt mỏi, phản ứng da nhẹ, đau bụng, và tiêu chảy. Hầu hết các tác dụng phụ sẽ biến mất ngay sau khi điều trị xong. Tìm hiểu thêm ở mục Xạ trị.
Phẫu Thuật
Phẫu thuật loại bỏ lách, nơi sản sinh các bạch cầu, được gọi là cắt bỏ lách. Kiểu phẫu thuật này có thể được đề nghị cho một số bệnh nhân. Nhà phẫu thuật ung thư là một bác sĩ chuyên điều trị ung thư bằng phẫu thuật.
Trước khi tiến hành phẫu thuật, hãy hỏi tư vấn các ảnh hưởng phụ có thể xảy ra của phẫu thuật cụ thể đó từ đội ngũ chăm sóc sức khỏe của bạn. Hãy tìm hiểu thêm những thông tim cơ bản về phẫu thuật.
Ghép tế bào gốc/ cấy ghép tủy xương
Ghép tế bào gốc là một phương pháp điều trị trong đó tủy xương có chứa bạch cầu được thay thế bởi các tế bào chuyên biệt cao, gọi là tế bào gốc tạo máu vạn năng, phát triển thành tủy xương khỏe mạnh. Các tế bào gốc tạo máu vạn năng là các tế bào tạo máu được tìm thấy cả trong máu và tủy xương. Ngày nay, quá trình này thường được gọi là ghép tế bào gốc hơn là ghép tủy xương, vì đó là các tế bào gốc trong máu thường được ghép chứ không phải thực sự là mô tủy xương.
Ghép tế bào gốc thường không phải là lựa chọn điều trị phổ biến cho người mắc bệnh bạch cầu dòng tế bào lympho T, bởi vì nó không phải lúc nào cũng có hiệu quả đối với bệnh này và rất nhiều người mắc bệnh là người cao tuổi nên rủi ro trong quá trình ghép cao hơn. Trước khi đề nghị ghép, các bác sĩ thường tư vấn với bệnh nhân về các rủi ro trong phương pháp điều trị này và xem xét vài yếu tố khác như loại bệnh bạch cầu, các kết quả điều trị trước đây, tuổi của bệnh nhân, và tình trạng sức khỏe chung.
Có hai loại ghép tế bào gốc phụ thuộc vào nguồn tế bào máu thay thế: dị ghép allogeneic (ALLO) và ghép tự thân autologous (AUTO). Dị ghép ALLO sử dụng tế bào hiến tặng, trong khi đó ghép tự thân AUTO thì sử dụng tế bào gốc của bệnh nhân để ghép. Dị ghép (ALLO transplants) thường dùng phổ biến hơn trong việc điều trị cho bệnh nhân bệnh bạch cầu dòng tế bào lympho T.
Cả hai loại đều có mục đích chung là tiêu diệt các tế bào ung thư bạch cầu trong tủy, máu và các phần khác trong cơ thể bằng cách sử dụng liều cao hóa trị và/ hoặc xạ trị và sau đó cho phép thay thế các tế bào máu gốc để sản sinh ra tủy xương khỏe mạnh.
Các biến chứng phụ thuộc và loại cấy ghép, tình trạng sức khỏe chung, và các yếu tố khác. Tìm hiểu thêm những thông tin cơ bản về ghép tế bào gốc và cấy ghép tủy xương.
Điều trị các triệu chứng và tác dụng phụ
Bệnh bạch cầu và các phương pháp điều trị nó thường gây ra một số các tác dụng phụ. Ngoài các điều trị theo hướng làm chậm, ngưng hay hạn chế bệnh ra. Một phần quan trong khác trong chăm sóc là điều trị các triệu chứng và các tác dụng phụ. Phương pháp này được gọi là chăm sóc giảm nhẹ hoặc chăm sóc hỗ trợ, nó bao gồm hỗ trợ bệnh nhân các nhu cầu cơ bản về thể chất, tinh thần và xã hội.
Chăm sóc giảm nhẹ là các phương pháp nào mà tập trung làm giảm các triệu chứng, nâng cao chất lượng sống, và hỗ trợ bệnh nhân và gia đình của họ. Bất kì người nào, bất kể tuổi tác hay vùng miền và giai đoạn ung thư nào, đều có thể nhận được sự chăm sóc làm giảm nhẹ. Để đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất cần bắt đầu thực hiện quá trình chăm sóc giảm nhẹ điều trị ung thư càng sớm càng tốt trong việc điều trị ung thư. Bệnh nhân thường được điều trị bệnh bạch cầu cùng lúc với điều trị các tác dụng phụ. Trong thực tế, những bệnh nhân được điều trị song song thường có ít các triệu chứng nghiêm trọng, chất lượng sống tốt hơn, và hài lòng với điều trị hơn.
Các điều trị làm thuyên giảm rất khác nhau và thường bao gồm dùng thuốc, thay đổi chế độ dinh dưỡng, kĩ thuật hồi phục, hỗ trợ cảm xúc, và các liệu pháp khác. Bạn cũng có thể nhận những phương pháp điều trị tương tự để làm loại bỏ bẹnh bạch cầu như hóa trị, phẫu thuật, hoặc xạ trị. Hãy hỏi bác sĩ về hiệu quả của từng phương pháp điều trị trong kế hoạch điều trị của bạn.
Trước khi bắt đầu điều trị, hãy hỏi tư vấn của đội ngũ chăm sóc sức khỏe về những tác dụng phụ có thể xảy ra và và các liệu pháp thuyên giảm. Trong suốt quá trình điều trị và sau khi điều trị. Nếu bạn có gặp bất cứ vấn đề gì, hãy nói cho các bác sỹ hay đội ngũ chăm sóc sức khỏe để được chỉ dẫn nhanh nhất có thể! Tìm hiểu thêm thông tin về các liệu pháp chăm sóc giảm nhẹ (palliative care).
Các chăm sóc đặc biệt cho từng loại bệnh bạch cầu dòng tế bào lympho T
- Đối với LGLL, kiểm soát chủ động đôi khi được khuyến cáo trong các giai đoạn đầu của bệnh, điều trị ngay khi xuất hiện các triệu chứng phát triển. Khi cần thiết trong quá trình điều trị bệnh này thì có thể được điều trị bằng thuốc làm giảm hệ miễn dịch:
- Cyclosporine có thể được sử dụng để làm giảm lượng bạch cầu trung tính, và tiểu cầu gây ra vấn đề.
- Cyclophosphamide (Neosar).
- Methotrexate liều thấp (nhiều loại tên).
Thỉnh thoảng, khi lượng bạch cầu trung tính thấp gây các bệnh nhiễm trùng, khi đó thường cần đến các kháng thể. Điều trị bằng các yếu tố tăng trưởng, như filgrastim (Neupogen, Zarxio) có thể kích thích sự phát triển của bạch cầu trung tính, nên đôi khi được dùng trong trường hợp bị nhiễm trùng do lượng bạch cầu trung tính thấp. Đôi khi điều trị bằng sự phối hợp với thuốc cũng được sử dụng khi bệnh biến chuyển xấu đi nhanh chóng. Sự điều trị phối hợp như vậy cũng thường được dùng cho điều trị ung thư hạch xâm lấn. Tìm hiểu thêm về phương pháp điều trị ung thư bạch huyết không Hodgkin.
- T-PLL.T-PLL có thể được điều trị bằng những loại thuốc sau:
- Fludarabine (Fludara)
- Chlorambucil (Leukeran)
- Cyclophosphamide
- Doxorubicin (Adriamycin)
- Vincristine (Vincasar)
- Pentostatin (Nipent)
- Prednisone (nhiều loại tên)
- Alemtuzumab (Campath), kháng thể đơn dòng (xem mục tiêu điều trị ở trên) hỗ trợ kiểm soát bệnh T-PLL ở một vài bệnh nhân
- Bệnh bạch cầu dòng tế bào lympho T ở người trưởng thành (ATLL). ATLL có thể được điều trị bằng zidovudine (Retrovir) và α interferon tái tổ hợp nếu bệnh ở giai đoạn cấp tính hoặc ác tính. Mục tiêu điều trị là tăng cường hệ miễn dịch và điều trị virus bạch cầu tế bào lympho T (HTLV). Giai đoạn ung thư hạch thường được trị liệu hóa trị kiệu kết hợp.
- Hội chứng Sezary. Điều trị hội chứng Sezary có thể tập trung ở các vùng da hoặc toàn thân. Các liệu pháp điều trị da bao gồm:
- Kem bôi ngoài da Skin creams.
- Liệu pháp ánh sáng sử dụng tia sáng đặc biệt để tiêu diệt các tế bào ung thư.
- R liệu pháp bức xạ bao gồm điều trị xạ trị bằng chùm tia electron điện tử có thể dùng điều trị toàn bộ bề mặt da.
Phương pháp điều trị toàn thân áp dụng cho hội chứng Sezary bao gồm các phương pháp sau. Sự chọn lựa phương pháp điều trị cần phụ thuộc vào mức độ bệnh cũng như các yếu tố khác.
- Hóa trị liệu
- Oral bexarotene (Targretin), thuốc có tác dụng tương tự cho vitamin A
- Denileukin diftitox (Ontak), kháng thể hỗ trợ giải phóng thuốc trực tiếp tới các tế bào ung thư bạch cầu.
- Alpha interferon
- Đôi khi có thể sử dụng ghép tế bào gốc dị sinh ALLO
- Alemtuzumab cũng có thể có hiệu quả.
- Điều trị bằng Vorinostat (Zolinza) và romidepsin (Istodax) dành cho ung thư bạch cầu dòng tế bào lympho T ở da nếu các phương pháp điều trị khác không có hiệu quả.
Bệnh bạch cầu dòng tế bào lympho T hiểm nghèo
Nếu bệnh bạch cầu vẫn tiếp diễn ngày càng xấu đi dù có can thiệp điều trị, thì nó được gọi là bệnh bạch cầu hiểm nghèo. Nếu xảy ra điều này, thì tốt nhất hãy trao đổi với các bác sĩ có kinh nghiệm trong việc điều trị bệnh này. Các bác sĩ sẽ có các ý kiến khác nhau về kế hoạch điều trị tiêu chuẩn tốt nhất. Ngoài ra các thử nghiệm lâm sàng cũng có thể là một sự lựa chọn. Tìm hiểu thêm về một sự lựa chọn thứ hai trước khi tiến hành điều trị, để bạn có thể có chọn lựa phù hợp với kế hoạch điều trị của bạn.
Kế hoạch điều trị có thể bao gồm sự phối hợp giữa hóa trị liệu, liệu pháp miễn dịch và điều trị đích. Các liệu pháp thuyên giảm cũng đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị các triệu chứng và các tác dụng phụ.
Đối với hầu hết các bệnh nhân, chẩn đoán bệnh bạch cầu hiểm nghèo là vô cùng căng thẳng và đôi khi rất khó. Bệnh nhân và người nhà của họ thường được khuyến khích nói về những cảm nhận theo cách riêng của họ với bác sĩ, điều dưỡng viên, các nhà xã hội học hoặc các thành viên khác trong đội ngũ chăm sóc sức khỏe. Điều này cũng hữu ích với các bệnh nhân khác, bao gồm một nhóm hỗ trợ.
Sự thuyên giảm và sự tái phát ngẫu nhiên
Sự thuyên giảm là khi bệnh bạch cầu không thể xác định được trong cơ thể và không có triệu chứng nào. Đó được gọi là “không có bằng chứng về bệnh (no evidence of disease)” hay NED.
Thuyên giảm có thể là tạm thời hoặc vĩnh viễn. Điều thiếu chắc chắn này khiến nhiều người lo lắng bệnh bạch cầu sẽ trở lại. Có nhiều trường hợp thuyên giảm là vĩnh viễn, điều quan trọng là phải nói chuyện với bác sĩ của bạn về khả năng tái phát bệnh bạch cầu trở lại. Hiểu được nguy cơ tái phát và các lựa chọn điều trị của bạn có thể giúp bạn cảm thấy chuẩn bị tâm lý trước hơn nếu bệnh có trở lại. Tìm hiểu thêm về đối phó với nỗi sợ tái phát.
Nếu bệnh bạch cầu quay trở lại sau khi điều trị ban đầu, đó được gọi là bệnh bạch cầu tái phát. Khi điều này xảy ra, một vòng mới trong xét nghiệm sẽ lại bắt đầu để biết càng nhiều càng tốt về sự tái phát. Sau khi những xét nghiệm kiểm tra được thực hiện xong, bạn và bác sĩ sẽ thảo luận về những cách điều trị cho bạn. Thông thường thì kế hoạch điều trị sẽ bao gồm những cách điều trị đã mô tả ở trên như hóa trị liệu, liệu pháp miễn dịch, liệu pháp nhắm mục tiêu và cấy ghép tế bào gốc, nhưng chúng có thể được sử dụng trong kiểu phối hợp khác nhau hoặc theo tốc độ tiến triển khác nhau. Bác sĩ có thể gợi ý các thử nghiệm lâm sàng đang nghiên cứu theo những cách mới để điều trị kiểu bệnh bạch cầu tái phát lại này. Bất kì kế hoạch điều trị nào mà bạn chọn thì điều trị thuyên giảm vẫn đóng vai trò quan trọng trong việc làm giảm nhẹ các triệu chứng và các tác dụng phụ.
Bệnh nhân tái phát lại bệnh bạch cầu thường trải qua những cảm giác như hoài nghi hay sợ hãi. Các bệnh nhân thường được khuyến khích trò chuyện với đội ngũ chăm sóc sức khỏe về những cảm xúc này và hỏi về những sự trợ giúp để hỗ trợ họ vượt qua. Tìm hiểu thêm thông tin về cách xử lí bệnh tái phát lại cách xử lí bệnh tái phát lại.
Khi điều trị không mang lại hiệu quả
Biết hết mọi thứ về bệnh bạch cầu là điều không thể. Nếu bệnh bạch cầu không được điều trị hay không được kiểm soát, bệnh sẽ có thể tiến triển đến giai đoạn cuối.
Chẩn đoán này gây ra không ít căng thẳng cho nhiều người, và bệnh bạch cầu tiến triển một cách khó lường. Tuy nhiên, điều quan trọng là bạn nên có cuộc trò chuyện cởi mở và trung thực với bác sĩ và đội ngũ chăm sóc sức khỏe để truyền đạt được hết những cảm xúc, sự mong muốn, và những mối bận tâm của bạn. Đội ngũ nhân viên y tế luôn ở đó để hỗ trợ, họ có những kĩ năng đặc biệt, kinh nghiệm, và hiểu biết để hỗ trợ bệnh nhân và người nhà bệnh nhân. Quan trong là bệnh nhân phải được thoải mái về thể chất và thoát khỏi đau đớn.
Những bệnh nhân bệnh bạch cầu giai đoạn cuối và những bệnh nhân dự kiến sống ít hơn 6 tháng có thể muốn cân nhắc một kiểu chăm sóc thuyên giảm được gọi là chăm sóc đặc biệt. Chăm sóc đặc biệt được tạo ra để cung cấp chất lượng sống tốt nhất có thể cho những người gần cuối đời. Bạn và gia đình của bạn nên nói chuyện với đội ngũ y tế về các chọn lựa chăm sóc cho người hấp hối bao gồm chăm sóc tại gia, trung tâm chuyên chăm sóc cho người hấp hối hoặc các chương trình chăm có sức khỏe tại địa phương. Điều dưỡng và các thiết bị đặc biệt có thể điều trị tại nhà trở thành sự lựa chọn hữu ích cho nhiều gia đình. Tìm hiểu thêm thông tin về kế hoạch chăm sóc bệnh ung thư giai đoạn cuối.
Sau sự ra đi của người thương yêu, nhiều người cần đến sự hỗ trợ để vượt qua sự mất mát đó. Tìm hiểu thêm về sự đau buồn và mất mát.
Trong mục tiếp theo trong phần hướng dẫn này là các cuộc thử nghiệm lâm sàng. Nó đòi hỏi thêm nhiều thông tin về các nghiên cứu tập trung vào việc tìm những cách tốt nhất để chăm sóc bệnh nhân ưng thư. Hãy dùng menu chọn một mục khác để đọc trong phần hướng dẫn này.
Thử nghiệm lâm sàng
Ở phần này: Bạn sẽ được tìm hiểu về các cuộc thử nghiệm lâm sàng, phương pháp chính để có thể tiếp cận với những cách điều trị mới nhất. Sử dụng mục lục để xem những phần khác.
Thử nghiệm lâm sàng là gì?
Bác sĩ và những nhà khoa học luôn tìm kiếm những phương pháp tốt hơn để chữa trị cho những bệnh nhân bị bệnh bạch cầu dòng tế bào lympho T. Để tạo ra những bước tiến khoa học, các bác sĩ đã tạo ra những cuộc nghiên cứu trên nhiều tình nguyện viên, được gọi là các cuộc thử nghiệm lâm sàng. Trên thực tế, mọi loại thuốc hiện nay được tiếp nhận bởi Cục quản lí thực phẩm và dược phẩm Hoa Kì (FDA) đều được kiểm tra trong các cuộc thử nghiệm lâm sàng.
Nhiều cuộc thử nghiệm lâm sàng tập trung vào những phương pháp chữa trị mới. Những nhà nghiên cứu muốn tìm hiểu nếu phương pháp mới an toàn, có ảnh hưởng, và có thể hiệu quả hơn phương pháp mà các bác sĩ đang dùng. Những loại nghiên cứu này đánh giá về các loại thuốc mới, sự kết hợp khác nhau giữa các phương pháp điều trị tiêu chuẩn, những cách tiếp cận mới về xạ trị hay phẫu thuật và những phương pháp mới trong điều trị. Những bệnh nhân tham gia vào những cuộc thử nghiệm lâm sàng có thể trở thành một trong số những người đầu tiên được điều trị theo phương pháp mới trước khi nó được phổ biến. Tuy nhiên, có một số những rủi ro nhất định trong cuộc thử nghiệm lâm sàng, bao gồm những tác dụng phụ có thể xảy ra và phương pháp mới có thể sẽ không hoạt động. Mọi người được khuyến khích nói chuyện với nhóm chăm sóc sức khỏe của họ về những ưu và nhược điểm trong việc tham gia một nghiên cứu cụ thể.
Một số thử nghiệm lâm sàng nghiên cứu những phương pháp mới để làm giảm các triệu chứng và tác dụng phụ trong điều trị. Những người khác nghiên cứu về việc kiểm soát những ảnh hưởng đến muộn sau một thời gian dài điều trị. Hãy trao đổi với bác sĩ về những triệu chứng và tác dụng phụ của cuộc thử nghiệm. Ngoài ra còn có những cuộc thử nghiệm lâm sàng nghiên cứu việc ngăn chặn bệnh bạch cầu.
Quyết định tham gia một cuộc thử nghiệm lâm sàng
Những bệnh nhân quyết định tham gia vào một cuộc thử nghiệm lâm sàng bởi nhiều lí do. Với một số bệnh nhân, thử nghiệm lâm sàng là lựa chọn điều trị phù hợp nhất. Bởi vì điều trị theo tiêu chuẩn không hiệu quả hoàn toàn, họ thường sẵn sàng đối mặt với sự không chắc chắn trong những cuộc thử nghiệm lâm sàng với hi vọng có được kết quả điều trị tốt hơn. Những người khác tình nguyện tham gia vào những cuộc thử nghiệm lâm sàng vì họ biết những nghiên cứu này là cách để đóng góp vào quá trình điều trị bệnh bạch cầu dòng tế bào Lympho T. Ngay cả nếu như họ không có những lợi ích rõ ràng thì việc tham gia của họ có thể mang đến lợi ích cho những bệnh nhân bị bệnh bạch cầu dòng tế bào Lympho T trong tương lai.
Chi phí bảo hiểm của những thử nghiệm lâm sàng tùy theo từng địa phương và từng nghiên cứu. Ở một số chương trình, một số chi phí của bệnh nhân tham gia thử nghiệm lâm sàng sẽ được hoàn trả, ở một số khác thì không. Điều quan trọng trước hết là phải nói với nhóm nghiên cứu và công ty bảo hiểm của bạn để tìm hiểu xem liệu vệc điều trị của bạn trong một thử nghiệm lâm sàng có được chi trả hoàn toàn hay không. Tìm hiểu thêm ở mục chi phí bảo hiểm trong thử nghiệm lâm sàng.
Đôi lúc, những bệnh nhân lo ngại rằng, trong cuộc thử nghiệm lâm sàng, việc họ được kê những giả dược hay “viên kẹo ngọt” sẽ không giúp họ nhận được sự điều trị. Giả dược thường được kết hợp với điều trị tiêu chuẩn trong hầu hết các đợt thử nghiệm lâm sàng về ung thư. Khi một loại giả dược được sử dụng trong nghiên cứu, thông tin về những người tham gia cần phải được hiểu một cách đầy đủ. Tìm hiểm thêm về giả dược trong thử nghiệm lâm sàng ung thư.
Sự an toàn cho bệnh nhân và thỏa thuận có hiểu biết (informed consent)
Để có thể tham gia vào cuộc thử nghiệm lâm sàng, bệnh nhân phải tham gia vào một quá trình gọi là cam kết có hiểu biết (informed consent). Trong cam kết có hiểu biết (informed consent) đó, bác sĩ cần phải:
- Miêu tả đúng mọi sự lựa chọn cho bệnh nhân, giúp cho họ hiểu được sự khác nhau giữa phương pháp điều trị mới và phương pháp điều trị theo tiêu chuẩn.
- Đưa ra danh sách những rủi ro của phương pháp điều trị mới, những điều có thể giống hoặc khác so với rủi ro trong điều trị tiêu chuẩn.
- Giải thích những điều kiện cần đối với mỗi bệnh nhân để có thể tham gia vào cuộc thử nghiệm lâm sàng, bao gồm cả số lượng bác sĩ đến thăm hỏi, kiểm tra và cả phác đồ điều trị.
Thử nghiệm lâm sàng cũng có những quy tắc nhất định gọi là “tiêu chí lựa chọn” để giúp xây dựng nên cuộc nghiên cứu và giữ an toàn cho bệnh nhân. Bạn và nhóm nghiên cứu phải cẩn thận cùng nhau xem lại những tiêu chí này.
Bệnh nhân tham gia thử nghiệm lâm sàng có thể ngừng tham gia ở bất kì thời điểm nào bởi bất cứ lí do cá nhân hay lí do thuộc về y khoa. Điều đó có thể bao gồm việc phương pháp điều trị mới không hoạt động hay do tác dụng phụ gây ảnh hưởng nghiêm trọng. Những cuộc thử nghiệm lâm sàng cũng sẽ được giám sát một cách chặt chẽ bởi các chuyên gia, những người sẽ xem xét bất cứ vấn đề nào xảy ra với từng nghiên cứu. Điều quan trọng là bệnh nhân tham gia vào cuộc thử nghiệm nói với các bác sĩ và những nhà nghiên cứu về việc ai sẽ là người đem đến cho họ sự điều trị và chăm sóc trong cuộc thử nghiệm lâm sàng, sau khi cuộc thử nghiệm kết thúc và trong trường hợp họ rời khỏi cuộc thử nghiệm lâm sàng giữa chừng.
Tìm kiếm một cuộc thử nghiệm lâm sàng
Nghiên cứu thông qua các cuộc thử nghiệm lâm sàng cho tất cả các loại ung thư. Đối với những chủ đề cụ thể đang được nghiên cứu cho bệnh bạch cầu dòng tế bào Lympho T, tìm hiểu thêm ở phần những nghiên cứu mới nhất.
Cancer.Net cung cấp rất nhiều thông tin về các cuộc thử nghiệm lâm sàng trong những bài viết khác trên website, bao gồm toàn bộ về những cuộc thử nghiệm lâm sàng và tìm kiếm những cuộc thử nghiệm lâm sàng cho những trường hợp cụ thể về bệnh bạch cầu.
Hơn nữa, website này cung cấp quyền truy cấp miễn phí vào mục chương trình giáo dục qua video về những cuộc thử nghiệm lâm sàng đối với bệnh ung thư, thuộc phần khác của bài đăng.
Phần tiếp theo trong hướng dẫn này là những nghiên cứu mới nhất. Mục này giải thích rõ những lĩnh vực khác nhau về bệnh bạch cầu dòng tế bào Lympho T hiện đang được khoa học nghiên cứu. Bạn có thể sử dụng mục lục trong bài hướng dẫn này nhằm chọn ra một lĩnh vực để đọc.
Nghiên cứu mới nhất
Ở phần này: Bạn sẽ được đọc về những nghiên cứu khoa học đang được thực hiện, qua đó có thể hiểu rõ hơn về bệnh bạch cầu dòng tế bào Lympho T và cách điều trị. Sử dụng mục lục để theo dõi các phần khác.
Các bác sĩ đang tích cực làm việc để hiểu rõ hơn về bệnh bạch cầu dòng tế bào Lympho T, tìm ra cách tốt nhất để ngăn chặn bệnh, tìm ra phương pháp điều trị hiệu quả nhất và tìm cách đưa ra những sự chăm sóc tốt nhất cho những người được chẩn đoán mắc bệnh. Phần tiếp theo của nghiên cứu này có thể bao gồm những lựa chọn cho bệnh nhân thông qua các cuộc thử nghiệm lâm sàng. Luôn luôn nói chuyện với bác sĩ của mình về những lựa chọn chẩn đoán và điều trị hiệu quả nhất.
- Những sự kết hợp của các phương pháp điều trị mới. Các phương pháp điều trị mới đang được tiến hành kiểm tra thông qua các cuộc thử nghiệm lâm sàng, bao gồm cả sự kết hợp mới mẻ giữa liệu pháp hóa học và liệu pháp miễn dịch. Đối với ATLL, một vài phương pháp mới đag được nghiên cứu, bao gồm bortezomib (Velcade), arsenic trioxide (Trisenox), and daclizumab (Zenapax), một loại kháng thể kháng IL2. Romidepsin cũng đang được nghiên cứu cho những bệnh nhân bị bệnh nấm mốc
- Chăm sóc xoa dịu.Các cuộc thử nghiệm lâm sàng hiện đang được tiến hành nhằm tìm ra phương pháp tốt nhất để có thể làm giảm đi những triệu chứng và tác dụng phụ của phương pháp điều trị bệnh bạch cầu dòng tế bào Lympho T hiện tại, qua đó giúp cho bệnh nhân có được sự thoải mái và nâng cao chất lượng cuộc sống.
Tìm hiểu thêm về những nghiên cứu mới nhất?
Nếu bạn muốn có thêm thông tin về những nghiên cứu mới nhất liên quan đến bệnh bạch cầu, hãy khám phá những mục có liên quan dưới đây để biết thêm những thông tin bên ngoài bài đăng này:
- Để tìm kiếm những cuộc thử nghiệm lâm sàng cụ thể cho chẩn đoán của bạn, hãy nói chuyện với bác sĩ hoặc tìm kiếm ngay cơ sở dữ liệu thử nghiệm lâm sàng trực tuyến.
- Truy cập vào website của Tổ chức chinh phục bệnh ung thu để tìm hiểu cách hỗ trợ các nghiên cứu về ung thư. Lưu ý rằng đường link này sẽ đưa bạn đến trang web riêng của ASCOs.
Phần tiếp theo trong bài đăng này là việc đối phó với những khó khăn trong điều trị. Phần này sẽ đưa ra một số hướng dẫn trong việc đối phó với sự thay đổi về thể chất, tinh thần và xã hội mà bệnh bạch cầu Lympho T và sự chữa trị của nó có thể mang lại. Bạn có thể sử dụng mục lục nhằm chọn ra những phần khác nhau trong bài đăng để đọc.
Xem thêm: Bệnh bạch cầu mãn tính dòng tế bào lympho T- Phần 3