Thứ Hai , 27 Tháng Mười Một 2023
Trang chủ Chuyên ngành Các ngành khác Huyết học Các bệnh Huyết học Bệnh bạch cầu mãn tính dòng tế bào lympho T- Phần 3

Bệnh bạch cầu mãn tính dòng tế bào lympho T- Phần 3

Bài viết thứ 7 trong 26 bài thuộc chủ đề Các bệnh Huyết học
 

Nguồn: Bệnh bạch cầu mãn tính dòng tế bào lympho T    

Xem thêm:
  1. Bệnh bạch cầu mãn tính dòng tế bào lympho T- Phần 1
  2. Bệnh bạch cầu mãn tính dòng tế bào lympho T- Phần 2

Đối phó với khó khăn trong điều trị

Ở phần này: Bạn sẽ tìm hiểu thêm về việc việc đối phó với những ảnh hưởng về thể chất, tinh thần, xã hội và tài chính mà bệnh bạch cầu Lympho T và sự chữa trị của nó có thể mang lại. Phần này cũng bao gồm một vài đường link bên ngoài bài đăng để xem những phần khác của website. Sử dụng mục lục để xem những phần khác.

Mỗi phương pháp điều trị cho bệnh bạch cầu đều có thể gây ra những phản ứng phụ hoặc làm thay đổi cơ thể và cảm giác của bạn. Vì nhiều nguyên nhân, mọi người không trải qua cùng một tác dụng phụ ngay cả khi họ sử dụng cùng một phương pháp điều trị đối với cùng một loại bệnh bạch cầu. Điều này có thể gây khó khăn trong việc dự đoán về việc bệnh nhân cảm thấy thế nào trong suốt quá trình điều trị.

Khi bạn bắt đầu điều trị, sẽ là bình thường khi lo sợ về phản ứng phụ của việc điều trị điều trị. Điều đó sẽ được khắc phục nếu bạn biết rằng đội chăm sóc sức khỏe sẽ làm việc để có thể làm giảm và ngăn chặn những tác dụng phụ. Các bác sĩ gọi đây là một phần của điều trị “chăm sóc xoa dịu”. Đây là một phần rất quan trọng trong kế hoạch điều trị, bất kể tuổi tác hay tình trạng hiện tại của bệnh.

Đối phó với các tác dụng phụ về mặt thể chất

Những phản ứng phụ phổ biến về mặt thể chất từ mỗi lựa chọn điều trị cho bệnh bạch cầu Lympho T được miêu tả trong mục Những lựa chọn điều trị. Tìm hiểu thêm về tác dụng phụ của bệnh bạch cầu và phương pháp điều trị của bệnh, cùng với các cách ngăn ngừa hoặc kiểm soát chúng. Thay đổi về thể chất bản thân phụ thuộc vào một vài yếu tố, bao gồm tình trạng của bệnh bạch cầu, thời gian và mức độ điều trị, và cả sức khỏe vốn có của bản thân.

Đôi khi, những tác dụng phụ về mặt thể chất lại đến sau khi đợt điều trị kết thúc. Các bác sĩ gọi đó là những tác dụng phụ mang tính dài hạn. Họ gọi những tác dụng phụ xảy ra sau khi đợt điều trị kết thúc hàng tháng hay hàng năm là những tác dụng muộn. Chữa trị các tác dụng phụ dài hạn hay những tác dụng muộn là một phần rất quan trọng trong việc chăm sóc nạn nhân. Tìm hiểu thêm trong phần Điều trị sau khi ra viện của bài đăng hoặc nói chuyện với bác sĩ của bạn.

Đối phó với ảnh hưởng tinh thần và xã hội

Bạn có thể sẽ có những ảnh hưởng về tinh thần và xã hội tương tự như những ảnh hưởng về thể chất khi bị chẩn đoán mắc bệnh bạch cầu dòng tế bào Lympho T. Điều này có thể bao gồm cả việc đối mặt với những cảm xúc khó chịu, đó có thể là buồn bã, lo âu, tức giận hoặc bị stress theo từng mức độ. Đôi khi, bệnh nhân gặp vấn đề trong việc bộc lộ cảm xúc với những người thân hoặc không biết cách để phản hồi lại.

Những bệnh nhân và gia đình của họ được khuyến khích chia sẻ cảm xúc với những thành viên trong nhóm chăm sóc sức khỏe. Bạn cũng có thể tìm kiếm những phương pháp đối phó cho những ảnh hưởng về tinh thần và xã hội trong một phần riêng của website này. Phần này bao gồm nhiều tài nguyên để có thể tìm kiếm sự hỗ trợ và nhiều thông tin để đáp ứng những nhu cầu của bạn.

Đối phó với những ảnh hưởng tài chính

Phương pháp điều trị bệnh bạch cầu có thể rất đắt đỏ. Đây thường là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự lo lắng cho bệnh nhân và người nhà của họ. Ngoài chi phí điều trị, nhiều người còn tốn thêm những khoản phí ngoài dự kiến liên quan đến việc chăm sóc của họ. Với một số người, chi phí cao đã khiến họ không thể tiếp tục hay hoàn thành kế hoạch điều trị. Điều này khiến cho sức khỏe của họ có thể gặp rủi ro và dẫn đến việc chi phí điều trị có thể tăng cao trong tương lai. Bệnh nhân và gia đình được khuyến khích nói ra những lo ngại về tài chính với nhóm chăm sóc sức khỏe. Tìm hiểu thêm về cân nhắc quản lí tài chính, trong một phần riêng của website.

Chăm sóc cho người thân bị bệnh bạch cầu

Những người thân và bạn bè đóng vai trò rất quan trọng trong việc chăm sóc người bị bệnh bạch cầu Lympho T. Họ được gọi là những người chăm sóc. Những người chăm sóc có thể đem đến sự hỗ trợ rất lớn về thể chất và tinh thần cho bệnh nhân, ngay cả khi họ ở xa.

Những người chăm sóc có thể có nhiều trách nhiệm hàng ngày hoặc khi cần thiết. Dưới đây là một số điều mà người chăm sóc nên thực hiện:

  • Khuyến khích, động viên
  • Trao thuốc
  • Để ý những triệu chứng và tác dụng phụ
  • Sắp xếp những cuộc hẹn cho bệnh nhân với bác sĩ
  • Giúp đỡ người bệnh trong việc di chuyến đến những cuộc hẹn với bác sĩ
  • Động viên bệnh nhân ăn uống đầy đủ
  • Giúp bệnh nhân làm việc nhà
  • Xử lí những vấn đề về bảo hiểm và tiền viện phí

Tìm hiểu thêm về chăm sóc

Nói chuyện với nhóm chăm sóc sức khỏe về những tác dụng phụ

Trước khi bắt đầu điều trị, hãy nói chuyện với bác sĩ về những phản ứng phụ. Hỏi:

  • Những tác dụng phụ nào có khả năng sẽ xảy ra?
  • Khi nào những tác dụng phụ có thể xảy ra?
  • Chúng ta cần làm gì để ngăn chặn hoặc làm giảm những tác dụng phụ?

Hãy chắc chắn là phải nói rõ với nhóm chăm sóc sức khỏe của bạn về những tác dụng phụ trong và sau quá trình điều trị. Phải nói với họ dù cho bạn cho rằng những tác dụng phụ đó không nghiêm trọng. Cuộc nói chuyện nên bao gồm những ảnh hưởng về thể chất, tinh thần và xã hội mà bệnh bạch cầu đưa đến.

Ngoài ra, hãy hỏi họ là bạn cần bao nhiêu dịch vụ chăm sóc tại nhà và những việc làm hằng ngày ở trong và sau quá trình điều trị. Biết rõ điều này sẽ giúp bạn lập được một kế hoạch để chăm sóc sức khỏe .

Phần tiếp theo của bài đăng là điều trị sau khi ra viện. Phần này sẽ giải thích sự quan trọng của những cuộc kiểm tra sau điều trị để chữa khỏi bệnh bạch cầu. Bạn có thể sử dụng mục lục nhằm chọn ra những phần khác nhau trong bài đăng để đọc .

Điều trị sau khi ra viện

Ở phần này: Bạn sẽ được đọc về những sự chăm sóc sau khi cuộc điều trị kết thúc và lí do tại sao điều trị sau khi ra viện lại rất quan trọng. Sử dụng mục lục để xem tiếp những phần khác.

Sự chăm sóc cho những người bị nhiễm bệnh bạch cầu chưa kết thúc mặc dù quá trình điều trị đã xong. Nhóm chăm sóc sức khỏe sẽ tiếp tục kiểm tra để chắc chắn rằng bệnh sẽ không quay trở lại, xử lí những tác dụng phụ và giám sát sức khỏe tổng quát của bạn. Đó chính là điều trị sau ra viện.

Quá trình điều trị sau ra viện có thể bao gồm những buổi kiểm tra về thể chất, thử máu, sinh thiết tủy xương, có thể scan và kiểm tra một số hình ảnh. Các bác sĩ muốn theo dõi tiến trình phục hồi của bạn trong một vài tháng hoặc một vài năm tiếp theo. Tìm hiểu thêm về sự quan trọng của điều trị sau khi ra viện.

Quan sát sự tái phát của bệnh

Một trong những mục tiêu của quá trình điều trị sau ra viện là theo dõi sự tái phát của bệnh. Bệnh bạch cầu tái phát là bởi một phần nhỏ các tế bào ung thư bạch cầu trong cơ thể vẫn không bị phát hiện trong quá trình điều trị. Theo thời gian, số lượng những tế bào này tăng lên cho đến khi chúng xuất hiện ở trên kết quả kiểm tra hoặc cơ thể cho ta thấy những tín hiệu hay triệu chứng mắc bệnh. Xuyên suốt quá trình điều trị sau khi ra viện, một bác sĩ nắm rõ tiền sử bệnh án của bạn sẽ đưa ra những thông tin cá nhân về những rủi ro của sự tái phát bệnh. Bác sĩ sẽ đưa ra những câu hỏi cụ thể về sức khỏe của bạn. Một số người có thể được thực hiện xét nghiệm máu hay chẩn đoán hình ảnh như là một phần của quá trình điều trị sau khi ra viện, tuy nhiên xét nghiệm cần thực hiện phụ thuộc vào nhiều yếu tố bao gồm nguồn gốc loại bệnh bạch cầu và cách điều trị đã được đưa ra.

Việc dự đoán bệnh tình trước khi có đợt kiểm tra tiếp theo hoặc chờ đợi kết quả xét nghiệm có thể khiến bạn và các thành viên trong gia đình thêm stress. Điều này được gọi là “rối loạn lo âu”. Tìm hiểu thêm về cách đối phó với từng kiểu stress.

Kiểm soát những tác dụng phụ đến muộn và dài ngày

Hầu hết mọi người mong chờ được trải qua những tác dụng phụ khi nhận được sự điều trị. Tuy nhiên, mọi người thường ngạc nhiên khi có một số phản ứng phụ kéo dài hơn so với thời gian điều trị. Đó được gọi là những tác dụng phụ dài ngày. Những tác dụng phụ khác được gọi là những tác dụng phụ đến muộn, có thể đến sau vài tháng, thậm chí vài năm sau khi đợt điều trị kết thúc. Tác dụng phụ đến muộn hay dài ngày có thể bao gồm sự thay đổi về thể chất và tinh thần.

Một vài những phản ứng phụ dài ngày mà việc điều trị bệnh bạch cầu có thể gây ra:

  • Tổn thương phổi bởi một số loại thuốc hoặc do xạ trị vùng ngực.
  • Cơ tim bị yếu do sử dụng quá liều doxorubicin hoặc do xạ trị vùng ngực.
  • Vô sinh hoặc mãn kinh sớm do sử dụng quá liều cyclophosphamide hoặc một số loại thuốc khác.
  • Nguy cơ lây nhiễm cao từ một số loại thuốc, đặc biệt là với alemtuzumab, ngay cả khi quá trình điều trị đã kết thúc.
  • Bệnh bạch cầu thứ phát hoặc ung thư thứ phát phát triển bởi quá trình điều trị ung thư nguyên phát. Điều này phổ biến hơn do hóa trị và xạ trị.

Nói chuyện với bác sĩ về nguy cơ phát triển những tác dụng phụ đó dựa trên loại bệnh bạch cầu, kế hoạch điều trị cá nhân và sức khỏe tổng quát của bạn. Nếu bạn được điều trị theo một phương pháp được biết là sẽ gây ra một tác dụng phụ cụ thể, bạn có thể có một số bài kiểm tra thể chất, scan hoặc xét nghiệm máu để có thể tìm kiếm và kiểm soát những tác dụng phụ đó.

Giữ lấy hồ sơ sức khỏe cá nhân

Bạn và bác sĩ của bạn nên làm việc cùng nhau để phát triển một kế hoạch điều trị sau khi ra viện đã được được cá nhân hóa. Hãy chắc chắn là phải thảo luận cùng bác sĩ về bất kỳ mối quan tâm của bạn về sức khỏe thể chất hoặc tinh thần của bạn trong tương lai. ASCO đưa ra các biểu mẫu để tạo một bản tóm tắt điều trị để theo dõi việc điều trị của bạn và phát triển một kế hoạch chăm sóc nạn nhân khi đợt điều trị hoàn thành.

Đây cũng là thời điểm tốt để quyết định xem ai sẽ là người điều hành quá trình điều trị sau ra viện của bạn. Một số người tiếp tục đồng hành với bác sĩ chuyên khoa ung thư của họ, trong khi một số người lại chọn bác sĩ gia đình hoặc một chuyên gia chăm sóc sức khỏe khác. Quyết định này phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm loại bệnh bạch cầu, tác dụng phụ, luật bảo hiểm y tế và mong muốn của bạn.

Nếu một bác sĩ không trực tiếp tham gia điều trị bệnh bạch cầu của bạn trở thành người điều hành cho quá trình điều trị sau ra viện của bạn, hãy chắc chắn rằng phải chia sẻ bản tóm tắt quá trình điều trị và kế hoạch chăm sóc nạn nhân với anh (hoặc cô) ấy và với những người cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho bạn trong tương lai. Thông tin chi tiết về việc điều trị của bạn rất có giá trị đối với các chuyên gia chăm sóc sức khỏe sẽ chăm sóc cho bạn trong suốt cuộc đời.

Phần tiếp theo của bài đăng này là Tình trạng sống sót. Phần này nêu lên cách để đối mặt với những thử thách hằng ngày sau khi chẩn đoán mắc bệnh bạch cầu Lympho T. Bạn có thể sử dụng mục lục nhằm chọn ra những phần khác nhau trong bài đăng để đọc.

Tình trạng sống sót

Ở phần này: Bạn sẽ đọc về cách đối mặt với những khó khăn trong cuộc sống hằng ngày khi chẩn đoán mắc bệnh bạch cầu. Sử dụng mục lục để theo dõi những phần khác.

Tình trạng sống sót là gì?

Đối với những người khác nhau thì cụm từ “tình trạng sống sót” sẽ mang ý nghĩa khác nhau. Nó thường được định nghĩa như sau:

  • Không xuất hiện dấu hiệu ung thư sau khi đợt điều trị kết thúc.
  • Sống chung, xuyên suốt và vượt ra ngoài bệnh ung thư. Theo định nghĩa này, tình trạng sống sót ung thư bắt đầu khi được chẩn đoán và bao gồm những người tiếp tục điều trị trong một thời gian dài hoặc làm giảm nguy cơ tái phát để kiểm soát bệnh mãn tính.

Tình trạng sống sót là một trong những phần phức tạp nhất của bệnh bạch cầu. Lí do là bởi nó khác nhau đối với từng người.

Những người sống sót có thể trải qua những cảm xúc lẫn lộn, hỉ nộ ái ố, có thể có cảm giác tội lỗi hay sợ hãi. Một số người nói rằng họ đã biết trân trọng cuộc sống hơn khi mình bị chẩn đoán là mắc bệnh và họ đã biết quý trọng bản thân mình hơn. Một số người lại vô cùng lo lắng cho sức khỏe của mình và không chắc chắn về việc mình phải làm gì để đối mặt với cuộc sống.

Họ có lẽ sẽ cảm thấy stress khi thường xuyên đến gặp nhóm chăm sóc sức khỏe sau khi đợt điều trị đã kết thúc. Thông thường, mối quan hệ với nhóm chăm sóc sức khỏe sẽ mang lại sự an tâm trong suốt quá trình điều trị, nhưng đáng tiếc là một số người lại không tận dụng được điều này. Điều này đặc biệt đúng khi càng ngày càng xuất hiện nhiều mối lo và thách thức như là tác dụng phụ sau điều trị, những lo ngại về sự tái nhiễm, quan hệ tình dục, nguy cơ vô sinh, những khó khăn về tài chính và việc làm.

Mỗi người lại có những mối quan tâm và những thách thức khác nhau. Với một số thách thức, đó là một điều tốt, giúp cho bạn nhận ra được nỗi lo sợ của mình và có thể nói về điều đó. Để xử lí những vấn đề đó hiệu quả, cần phải:

  • Hiểu được những thách thức mà bạn đang đối mặt.
  • Suy nghĩ về những giải pháp để khắc phục khó khăn.
  • Tìm kiếm sự giúp đỡ từ những người xung quanh.
  • Tự tin, thoải mái với những gì mà mình đã chọn.

Nhiều người cảm thấy tốt hơn khi được một nhóm hỗ trợ trực tiếp hoặc tham gia vào cộng đồng những người có chung hoàn cảnh. Điều này giúp cho bạn được thoải mái chia sẻ với những người có trải qua hoàn cảnh như mình. Một số người tìm kiếm sự giúp đỡ thông qua việc nói chuyện với bạn bè hoặc những thành viên trong nhóm chăm sóc sức khỏe, tư vấn cá nhân, hoặc kêu gọi sự giúp đỡ từ trung tâm nơi mình đã được điều trị.

Sự thay đổi về vai trò của những người chăm sóc

Bạn bè và người thân của bệnh nhân cũng có thể trải qua những sự thay đổi trong quá trình này. Người chăm sóc đóng vai trò rất quan trọng trong việc hỗ trợ bệnh nhân bị bệnh bạch cầu, họ đưa ra những hỗ trợ về thể chất và tinh thần hằng ngày hoặc khi cần thiết. Nhiều người còn đóng vai trò ngày một lớn trong việc hỗ trợ, đặc biệt là khi quá trình điều trị kéo dài vài tháng hoặc lâu hơn.

Tuy nhiên, khi đợt điều trị kết thúc, vai trò của họ thường sẽ thay đổi. Cuối cùng, nhu cầu chăm sóc liên quan đến việc chẩn đoán sẽ ngày càng ít hơn và dần dần sẽ kết thúc. Những người chăm sóc có thể tìm hiểu thêm về điều hòa cuộc sống sau quá trình chăm sóc.

Một góc nhìn khác về sức khỏe của bạn

Với nhiều người, tình trạng sống sót trở thành một động lực để biến cuộc sống mình trở nên tốt đẹp hơn.

Những người hồi phục được dặn phải tuân theo một bản hướng dẫn đã được lập sẵn để giúp cơ thể trở nên khỏe mạnh: không hút thuốc, hạn chế rượu bia, ăn uống điều độ, và giữ cho tinh thần được thoải mái. Những hoạt động lành mạnh hằng ngày giúp cơ thể tái tạo được nguồn năng lượng. Nhóm chăm sóc sức khỏe có thể giúp bạn lập kế hoạch rèn luyện thân thể phù hợp với nhu cầu, cường độ luyện tập và thể chất của cơ thể. Tìm hiểu thêm về lựa chọn lối sống lành mạnh.

Để chăm sóc sức khỏe của bản thân, việc có những bài kiểm tra sức khỏe và những thí nghiệm là điều rất quan trọng. Bạn có thể được các bác sĩ giới thiệu về dịch vụ phục hồi chức năng và dịch vụ này bao gồm nhiều dịch vụ nhỏ khác như: vật lý trị liệu, tư vấn nghề nghiệp, kiểm soát cơn đau, lập chế độ dinh dưỡng và tư vấn tâm lý. Mục tiêu của phục hồi chức năng là giúp mọi người có thể quản lí được cuộc sống của bản thân ở nhiều mặt, qua đó sống một cuộc sống hiệu quả và thoải mái. Hãy nói với bác sĩ của bạn để lên một kế hoạch sống tốt nhất cho bản thân mình.

Tìm kiếm một số tài liệu về kế hoạch sống sót

Để có được nhiều thông tin về kế hoạch sống sót, hãy khám phá những mục có liên quan. Những đường link dưới đây sẽ đưa bạn đến những phần khác nhau trên website Cancer.Net:

  • ASCO Trả lời về những hướng dẫn tình trạng sống sót của ung thưNhận tập sách 44 trang hướng dẫn mọi người làm những điều cần thiết sau khi đợt điều trị kết thúc. Phần này bao gồm bản tóm tắt đợt điều trị và biểu mẫu kế hoạch chăm sóc. Tập sách được định dạng dưới dạng PDF, có thể in ra dễ dàng.
  • Cancer.Net Video hướng dẫn bệnh nhânXem 1 video ngắn của một chuyên gia của ASCO cung cấp thông tin về những gì xảy ra sau khi kết thúc điều trị.
  • Tài liệu về tình trạng sống sót: Cancer.Net cung cấp toàn bộ tài liệu của trang web này để giúp đỡ những người sống sót, bao gồm cả những người thuộc các nhóm tuổi khác nhau.

Phần tiếp theo đưa ra Những câu hỏi dành cho nhóm chăm sóc sức khỏe để giúp bạn trong những lần gặp gỡ họ. Bạn có thể sử dụng mục lục nhằm chọn ra những phần khác nhau trong bài đăng để đọc.

Những câu hỏi dành cho nhóm chăm sóc sức khỏe

Ở phần này: Bạn sẽ tìm kiếm một số câu hỏi để hỏi bác sĩ hoặc những thành viên khác trong nhóm chăm sóc sức khỏe, để giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh tình của bạn, kế hoạch điều trị và kế hoạch chăm sóc tổng quát. Sử dụng mục lục để xem những phần khác.

Nói chuyện thường xuyên với nhóm chăm sóc sức khỏe là điều rất quan trọng để giúp bạn đưa ra những quyết định có cân nhắc về sức khỏe của mình. Những câu hỏi được đề xuất dưới đây là điểm bắt đầu để bạn hiểu rõ hơn về kế hoạch chăm sóc và điều trị dành cho mình. Bạn cũng được khuyến khích hỏi thêm những câu hỏi quan trọng khác. Bạn có thể muốn in ra danh sách này và mang đến buổi hẹn kế tiếp, hoặc download Cancer.Net’s app cho danh sách kỹ thuật số và một vài ứng dụng khác để quản lý kế hoạch chăm sóc của anjd.

Những câu hỏi sau khi chẩn đoán

  • Tôi đang bị mắc loại bệnh bạch cầu Lympho T nào?
  • Bạn có thể giải thích báo cáo bệnh lý của tôi (kết quả xét nghiệm trong phòng thí nghiệm) với tôi không?
  • Bệnh của tôi nguy hiểm đến mức nào? Nó có thể chữa được không?
  • Có thể ngăn chặn sự phát triển của bệnh không.
  • Các triệu chứng của tôi có thể được kiểm soát như thế nào? Trong bao lâu?

Những câu hỏi về việc lựa chọn phương pháp điều trị và kiểm soát tác dụng phụ

  • Tùy chọn điều trị của tôi là gì?
  • Những thử nghiệm lâm sàng nào có thể áp dụng cho tôi? Cuộc thử nghiệm lâm sàng diễn ra ở đâu và tôi làm cách nào để tìm hiểu thêm về phương pháp nó?
  • Bạn đề nghị kế hoạch điều trị nào? Tại sao?
  • Mục tiêu của mỗi lần điều trị là gì? Là nó để loại bỏ bệnh bạch cầu, kiểm soát các triệu chứng và tác dụng phụ, hoặc cả hai?
  • Tôi có cần bắt đầu điều trị ngay không?
  • Ai sẽ là thành viên thuộc nhóm chăm sóc sức khỏe của tôi và mỗi thành viên sẽ làm gì?
  • Ai sẽ điều hành quá trình điều trị tổng quát của tôi?
  • Các tác dụng phụ có thể xảy ra của phương pháp điều trị này, cả trong ngắn hạn lẫn dài hạn là gì?
  • Việc điều trị này ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống hàng ngày của tôi? Tôi có thể làm việc, tập thể dục và thực hiện các hoạt động thường ngày của mình không?
  • Việc điều trị này có ảnh hưởng đến đời sống tình dục của tôi không? Nếu vậy, nó sẽ tác động như thế nào và trong bao lâu?
  • Việc điều trị này có ảnh hưởng đến khả năng mang thai hoặc có con của tôi không? Nếu vậy, tôi có nên nói chuyện với một chuyên gia về khả năng sinh sản trước khi bắt đầu điều trị không?
  • Nếu tôi lo lắng về việc quản lý chi phí chăm sóc y tế, ai có thể giúp tôi?
  • Làm thế nào tôi có thể giữ cho mình khỏe mạnh nhất có thể trong khi điều trị?
  • Dịch vụ hỗ trợ nào có sẵn cho tôi? Cho gia đình tôi?
  • Tôi nên gọi ai khi có câu hỏi hoặc vấn đề?
  • Có điều gì khác tôi nên hỏi không?

Câu hỏi về hóa trị, điều trị đích, liệu pháp miễn dịch hay xạ trị

  • Phương pháp điều trị nào được đề nghị?
  • Mục tiêu của phương pháp điều trị này là gì?
  • Phải mất bao lâu với phương pháp điều trị này?
  • Tôi có thể mong đợi những tác dụng phụ nào trong khi điều trị?
  • Những ảnh hưởng lâu dài có thể có của phương pháp điều trị này là gì?
  • Có thể làm gì để giảm các tác dụng phụ?

Câu hỏi về kế hoạch điều trị sau khi ra viện

  • Khả năng mà bệnh bạch cầu sẽ trở lại là gì? Tôi có nên theo dõi các dấu hiệu hoặc triệu chứng cụ thể không?
  • Những tác dụng phụ lâu ngày hoặc tác dụng phụ muộn nào có thể xảy ra với phương pháp điều trị dành cho tôi?
  • Tiếp theo tôi sẽ cần những xét nghiệm nào và tần suất tôi cần chúng?
  • Làm thế nào để tôi nhận được một bản tóm tắt điều trị và kế hoạch chăm sóc tình trạng sóng sót để lưu giữ hồ sơ cá nhân của tôi?
  • Ai sẽ điều hành kế hoạch điều trị sau ra viện của tôi?
  • Dịch vụ hỗ trợ nào có sẵn cho tôi? Cho gia đình tôi?
  • Các thành viên khác trong gia đình tôi có nguy cơ mắc bệnh bạch cầu cao hơn không?

Phần tiếp theo trong bài đăng là tài liệu bổ sung. Phần này đưa ra những nguồn tài liệu ngoài bài đăng có thể hữu ích đối với bạn. Bạn có thể sử dụng mục lục để theo dõi những phần khác của bài đăng.

Tài liệu bổ sung

Ở phần này: Bạn sẽ được thấy những đường link hữu ích từ Cancer.Net cung cấp thông tin về phương pháp điều trị. Đây là trang cuối của Cancer.Net’s về hướng dẫn về bệnh bạch cầu Lympho T. Sử dụng mục lục để xem các phần khác.

Cancer.Net bao gồm nhiều phần khác về khía cạnh y khoa và tình cảm của bệnh bạch cầu cho người được chẩn đoán và các thành viên gia đình và bạn bè của họ. Trang web này trở thành nguồn tài liệu cho bạn và những người thân yêu của bạn từ thời điểm chẩn đoán, thông qua điều trị và hơn thế nữa.

Ngoài bài hướng dẫn, đây là một vài liên kết để giúp bạn khám phá các phần khác của Cancer.Net:

  • Tìm kiếm chuyên gia ở địa phương bằng cách sử dụng cơ sở dữ liệu miễn phí này của các bác sĩ từ Hiệp hội Ung thư lâm sàng Hoa Kỳ.
  • Sử dụng từ điển để hiểu các cụm từ được dùng trong chăm sóc và điều trị.
  • Tìm hiểu thêm về việc đầu tiên phải làm khi chẩn đoán mắc bệnh bạch cầu.
  • Tìm hiểu thêm về các cuộc thử nghiệm lâm sàng như là một lựa chọn trong điều trị.
  • Thông tin về quản lý tài chính trong chăm sóc sức khỏe.
  • Tìm hiểu thêm về đối phó với những cảm xúc mà bệnh bạch cầu mang lại cho gia đình và các mối quan hệ.
  • Tìm một tổ chức phi lợi nhuận có thể cung cấp thêm thông tin, dịch vụ và hỗ trợ cho những người mắc bệnh bạch cầu.
  • Khám phá những điều cần làm khi kết thúc quá trình điều trị.
  • Để tìm kiếm thông tin chi tiết về các chủ đề ung thư kịp thời, hãy truy cập Cancer.Net Blog.  

Tài liệu tham khảo

https://www.cancer.net/cancer-types/leukemia-chronic-t-cell-lymphocytic