Nội dung chính
- 1 Tên chung quốc tế Loratadin
- 2 Dạng thuốc và hàm lượng Loratadin
- 3 Chỉ định Loratadin
- 4 Chống chỉ định Loratadin
- 5 Thận trọng Loratadin
- 6 Tương tác thuốc Loratadin
- 7 Liều lượng và cách dùng Loratadin
- 8 Tác dụng không mong muốn Loratadin
- 9 Quá liều và xử trí Loratadin
- 10 Độ ổn định và bảo quản Loratadin
- 11 Tài liệu tham khảo
Tên chung quốc tế Loratadin
Loratadine
Dạng thuốc và hàm lượng Loratadin
Viên nén 10 mg, viên nén tan rã nhanh (Claritin reditabs) 10 mg; siro 1 mg/ml.
HÌnh
Chỉ định Loratadin
Xem clorphenamin .
Chống chỉ định Loratadin
Quá mẫn với thuốc. Xem clorphenamin .
Thận trọng Loratadin
Xem clorphenamin . Suy gan, suy thận; khô miệng ở người cao tuổi; có thai và cho con bú (dùng liều thấp trong thời gian ngắn).
Tương tác thuốc Loratadin
Xem tại Phụ lục 1
Liều lượng và cách dùng Loratadin
Tác dụng kéo dài, không hoặc ít gây buồn ngủ và kháng muscarin. Người lớn, người cao tuổi và trẻ em trên 6 tuổi: uống 1 lần 10 mg/ngày. Trẻ em dưới 2 tuổi: chưa xác định được tính an toàn và hiệu quả, 2 – 5 tuổi: 5 mg/ngày uống 1 lần. Người suy gan, thận: 10 mg/ngày, cứ 2 ngày một lần.
Tác dụng không mong muốn Loratadin
Xem clorphenamin . Đau đầu, khô miệng; chóng mặt, khô mũi, hắt hơi, viêm kết mạc; trầm cảm, loạn nhịp nhanh trên thất, trống ngực, buồn nôn, rối loạn kinh nguyệt, nổi mày đay, sốc phản vệ.
Xử trí ADR: Dùng liều thấp nhất có hiệu quả.
Quá liều và xử trí Loratadin
Triệu chứng: Gây buồn ngủ, nhịp tim nhanh, nhức đầu. Trẻ em có biểu hiện ngoại tháp, đánh trống ngực.
Xử trí: Gây nôn (có thể dùng ipeca), rửa dạ dày, dùng than hoạt.
Độ ổn định và bảo quản Loratadin
Bảo quản trong bao bì kín, ở nhiệt độ15 – 30 o C.