Nội dung chính
Biên dịch: Trần Vinh Quang
Hiệu đính: BS. Huỳnh Thị Mỹ Tiên, BS. Nguyễn Khởi Quân, TS. BS. Nguyễn Hữu Châu Đức
Mọi người có thể bị suy giảm miễn dịch do HIV/AIDS, suy giảm miễn dịch bẩm sinh hoặc do dùng thuốc như hoá trị liệu để điều trị ung thư hoặc bệnh khác, hay do dùng steroid liều cao.
Những nguy cơ tiềm ẩn của vắc xin sống cần được cân nhắc với lợi ích ở những đối tượng bị suy giảm miễn dịch, những người có thể bị tổn thương do những căn bệnh phòng ngừa bằng vắc xin. Mối quan tâm ở đây là những đối tượng này có thể không đáp ứng đầy đủ với vắc xin dưới đơn vị và vắc xin bất hoạt, vì thế các vắc xin sống giảm độc lưc (LAV) có khả năng gây bệnh tiềm tàng.
Tiêm vắc xin thường quy cho trẻ không có chống chỉ định ở trẻ nhiễm HIV không triệu chứng (ngoài trừ vắc xin lao ). Tuy nhiên, thời gian tiêm chủng có thể sớm hơn hoặc thường xuyên hơn trong phân nhóm này
Trong nhóm HIV/AIDS có triệu chứng, vắc xin LAV ( vắc xin sởi , vắc xin sốt vàng ..) là chống chỉ định
PHÒNG NGỪA SỞI VÀ NHIỄM HIVBệnh sởi ở trẻ nhiễm HIV thường nặng hơn và dẫn đến tỷ lệ tử vong cao hơn. Trẻ sơ sinh sinh ra từ mẹ nhiễm HIV có nguy cơ mắc bệnh sởi cao hơn từ khi 9 tháng tuổi. Vắc xin sởi là một trong những vắc xin an toàn và hiệu quả nhất nên được tiêm chủng thường quy cho trẻ em, thanh thiếu niên những người trẻ nhiễm HIV không triệu chứng hoặc người có nguy cơ mắc . Chỉ chống chỉ định tiêm vắc xin sởi ở những người có triệu chứng lâm sàng nghiêm trọng của nhiễm HIV. Những người này thường không phát triển một đáp ứng miễn dịch bảo vệ và tăng nguy cơ gặp các biến chứng nặng. Do nguy cơ mắc bệnh sởi cao ở 9 tháng tuổi, WHO khuyến cáo trẻ sơ sinh bị nhiễm HIV nên tiêm vắc xin sởi sớm lúc 6 tháng tuổi, sau đó tiêm 1 liều thường lúc 9 tháng tuổi (hoặc theo lịch tiêm chủng thường quy) ![]() .Nên tiêm phòng sớm hơn vì trẻ sơ sinh nhiễm HIV có tỷ lệ chuyển đổi huyết thanh lúc 6 tháng tốt hơn so với 9 tháng tuổi, có thể do sự suy giảm miễn dịch liên quan đến HIV ngày càng tăng theo tuổi. Trẻ sơ sinh nhiễm HIV được tiêm vắc-xin lúc 6 và 9 tháng tuổi nên được tiêm liều thứ ba (hoặc cơ hội thứ hai) để ngăn tỷ lệ trẻ em không được bảo vệ trong dân số đạt đến mức nguy hiểm. Các nghiên cứu gần đây cho thấy khả năng miễn dịch suy giảm ở trẻ nhiễm HIV, khiến khuyến cáo này đặc biệt quan trọng ở những vùng có tỷ lệ nhiễm HIV cao.
|
PHÒNG NGỪA BCG ĐỐI VỚI TRẺ SƠ SINH NGUY CƠ CAO NHIỄM HIVVì ở trẻ sơ sinh, các triệu chứng nhiễm HIV hiếm khi xuất hiện trước vài tháng tuổi, do đó nên tiêm vắc xin BCG cho những trẻ này bất kể phơi nhiễm HIV, đặc biệt cân nhắc ở những vùng có mức độ lưu hành cao của bệnh lao trong vùng dân cư có tỷ lệ nhiễm HIV cao. Cần theo dõi chặt chẽ trẻ sơ sinh được sinh ra từ các bà mẹ nhiễm HIV và được tiêm BCG khi sinh để có thể xác định và điều trị sớm bất kỳ biến chứng nào liên quan đến BCG. Ở những nơi có dịch vụ HIV đầy đủ có thể cho phép xác định sớm và sử dụng liệu pháp kháng vi-rút cho trẻ nhiễm HIV. Nên nhắc trì hoãn tiêm vắc xin BCG ở trẻ sơ sinh có mẹ nhiễm HIV cho đến khi những trẻ này được xác nhận là âm tính HIV. Trẻ sơ sinh có dấu hiệu hoặc báo cáo các triệu chứng nhiễm HIV và sinh ra từ những phụ nữ được biết là nhiễm HIV không nên tiêm phòng. |
Chống chỉ định với vắc xin
Tài liệu tham khảo
https://vaccine-safety-training.org/immunizing-the-immunocompromised.html