Thứ Ba , 30 Tháng Tư 2024
Trang chủ Chuyên ngành Nội khoa Nội nội tiết Bệnh tiểu đường Bệnh tiểu đường có thể chữa được không?

Bệnh tiểu đường có thể chữa được không?

Bài viết thứ 14 trong 71 bài thuộc chủ đề Bệnh tiểu đường
 

Với rất nhiều các nghiên cứu về bệnh tiểu đường (hay đái tháo đường) và những tiến bộ trong điều trị bệnh tiểu đường. Rất dễ hiểu khi có suy nghĩ cho rằng bệnh tiểu đường có thể chữa khỏi được. Nhưng thực tế thì không thể chữa khỏi hoàn toàn tiểu đường. Kể cả tiểu đường loại 1 (type 1) hay tiểu đường loại 2 (type 2).

Tuy nhiên, có nhiều cách điều trị, bao gồm cả những điều đơn giản bạn có thể làm hằng ngày nhưng sẽ tạo nên sự khác biệt lớn.

Có liệu pháp tự nhiên nào có thể chữa khỏi bệnh tiểu đường không?

Câu trả lời là không. Những liệu pháp tự nhiên như thở sâu bằng bụng, thư giãn cơ tiến triển, điều trị tâm lý và liệu pháp phản hồi sinh học. Có thể giúp giảm stress. Và các stress cảm xúc sẽ ảnh hưởng đến nồng độ đường máu của bạn. Do vậy, học cách thư giãn là quan trọng trong kiểm soát bệnh tiểu đường.

Các thực phẩm chức năng, thuốc bổ cũng không chữa được bệnh tiểu đường. Một số thực phẩm bổ sung tự nhiên có thể tương tác với thuốc điều trị gây ra những tác động nguy hiểm. Một số khác cho thấy có thể giúp cải thiện bệnh tiểu đường. Tuy nhiên phải luôn hỏi ý kiến bác sĩ của bạn trước khi sử dụng.

Hãy nghi ngờ trước những tuyên bố có thể chữa khỏi bệnh tiểu đường. Một phương pháp nếu thật sự chữa khỏi bệnh. Sẽ phải trải qua kiểm tra điều trị thử nghiệm lâm sàng nhiều lần và phải thu được kết quả thành công rõ ràng.

Thay đổi lối sống như thế nào để có thể giúp tôi kiểm soát bệnh tiểu đường?

thay đổi lối sống

Mặc dù không có phương pháp chữa khỏi hoàn toàn. Nhưng bệnh tiểu đường có thể điều trị và kiểm soát được. Và một số trường hợp có thể thuyên giảm. Để kiểm soát bệnh tiểu đường hiệu quả, bạn cần làm những điều sau :

Kiểm soát mức đường máu của bạn. Hãy biết phải làm gì hằng ngày để giữ cho nó gần với mức bình thường nhất có thể. Kiểm tra nồng độ đường máu thường xuyên, uống thuốc tiểu đường đều đặn, giữ cân bằng giữa lượng thức ăn tiêu thụ và lượng thuốc sử dụng. Tập thể dục, kiểm soát căng thẳng, và có thói quen ngủ tốt.

Lên kế hoạch mỗi bữa ăn gì. Hãy theo sát thực đơn bệnh tiểu đường của bạn thường xuyên nhất có thể.

Hãy mang theo thức ăn nhẹ lành mạnh với bạn. Điều nãy sẽ làm bạn ít có khả năng ăn những thức ăn nghèo dinh dưỡng.

Tập thể dục thường xuyên. Tập thể dục sẽ giúp bạn thon gọn, đốt cháy năng lượng và giữ mức đường máu của bạn trong giới hạn bình thường.

Đi tái khám đúng hẹn. Bao gồm những cuộc hẹn với bác sĩ của bạn, chuyên gia tư vấn về tiểu đường, bác sĩ mắt, bác sĩ nha khoa và những bác sĩ chuyên khoa khác.

Phẫu thuật giảm cân. Sau khi phẫu thuật giảm cân, rất nhiều bệnh nhân tiểu đường loại 2 nhận thấy mức đường máu của họ trở về gần với mức bình thường. Một số chuyên gia gọi đó là sự hồi phục. Bệnh nhân có thể không cần sử dụng thuốc sau khi phẫu thuật giảm cân.

Cân nặng giảm càng nhiều sau phẫu thuật thì nồng độ đường máu cải thiện càng nhiều.

Sau phẫu thuật, nếu bạn thừa cân trở lại, thì bệnh tiểu đường cũng có thể tái phát trở lại.

Đạt được và giữ cho cân nặng không bị thừa cân là rất quan trọng trong kiểm soát tiểu đường. Bạn cũng nên tuân thủ thực đơn được khuyến cáo cho bệnh tiểu đường. Tập thể dục thường xuyên, kiểm soát căng thẳng. Gặp bác sĩ của bạn thường xuyên để theo dõi chặt chẽ bệnh.

Có phải tế bào gốc là một liệu pháp khả thi chữa khỏi bệnh tiểu đường?

Có những kì vọng vào nó, nhưng tại thời điểm hiện tại tế bào gốc không chữa được bệnh tiểu đường.

Tế bào gốc là những tế bào có thể biệt hóa thành những tế bào khác nhau. Các nhà khoa học đã có một vài thành công trong sử dụng tế bào gốc ở tiểu đường loại 1.

Cấy ghép tế bào đảo tụy có chữa khỏi bệnh tiểu đường?

Cấy ghép thành công tế bào đảo tụy có thể giúp cải thiện chất lượng sống đối với bệnh nhân tiểu đường. Đây là một phương pháp hứa hẹn và vẫn đang được nghiên cứu.

Tế bào đảo tụy này sẽ cảm nhận mức đường máu và tiết insulin. Các tế bào này lấy từ người hiến tạng.

Một khi cấy ghép thành công thì tế bào từ người hiến sẽ sản xuất và bài tiết insulin đáp ứng với nồng độ đường máu. Quá trình này sẽ mang lại nhiều sự linh hoạt hơn. Trong việc lên kế hoạch bữa ăn và giúp ngăn ngừa các biến chứng lâu dài nặng nề của bệnh tiểu đường. Như: bệnh tim mạch, đột quị, bệnh thận, tổn thương thần kinh và mắt.

Bệnh nhân được cấy ghép phải uống thuốc suốt phần đời còn lại để chống lại phản ứng thải loại mảnh ghép.

Ghép tụy thì như thế nào?

Ghép tụy có thể thực hiện với những bệnh nhân tiểu đường loại 1. Thường được thực hiện ở những bệnh nhân mắc bệnh thận giai đoạn cuối.

Phẫu thuật ghép tụy sẽ giúp đường máu trở về mức bình thường. Như tất cả các bệnh nhân được ghép tạng khác. Bệnh nhân phải uống thuốc chống thải loại mảnh ghép trong suốt phần đời còn lại. Để cơ thể chấp nhận tuỵ mới được cấy ghép.

Tài liệu tham khảo

http://www.webmd.com/diabetes/guide/is-there-a-diabetes-cure