Thứ Tư , 8 Tháng Năm 2024
Trang chủ Chuyên ngành Nhi khoa Can thiệp trẻ chậm nói

Can thiệp trẻ chậm nói

Bài viết thứ 77 trong 338 bài thuộc chủ đề Các bài viết của Bác sĩ Trương Hữu Khanh
 

Nguyên tắc chung là tạo điều kiện tối đa cho trẻ được tiếp xúc với môi trường xung quanh, có bạn bè, có thầy- cô giáo nhằm kích thích trẻ có sự phản hồi lại những gì trẻ nghe thấy, nhận thức được.

Cấp độ 1

Can thiệp tại gia đình, phụ huynh sẽ được hướng dẫn cách can thiệp thông qua đồ chơi, thông qua giao tiếp giữa những người thân trong gia đình để huấn luyện về mặt ngôn ngữ, trẻ sẽ được theo dõi sự tiến bộ và khám lại tại bệnh viện mỗi 1-3 tháng .

Cấp độ 2

Cho trẻ đi học mẫu giáo bình thường, nhưng quan trọng hơn bố mẹ phải quan tâm nhiều đến trẻ, dành nhiều tình cảm trong việc nỗ lực thúc đẩy ngôn ngữ trẻ phát triển

Cấp độ 3

Nếu thấy trẻ nói rất chậm so với tuổi, trẻ cần được can thiệp tích cực bằng việc tìm cho trẻ một cô giáo riêng trong việc giúp trẻ phát triển ngôn ngữ.

Cấp độ 4

Cần sự phối hợp của một cô giáo ngôn ngữ, một nhà tâm lý và sự hỗ trợ của bác sĩ nhi khoa, trẻ thường được đưa đến bệnh viện để bác sĩ về tâm lý, ngôn ngữ có những phương pháp tư vấn và chữa trị tích cực.

Tài liệu tham khảo

  1. Trích nguồn từ tài liệu khoa tâm lý Bệnh viện nhi đồng 1
  2. https://www.facebook.com/Hoibsnhidong/posts/2106823229547172